Theo kinh nghiệm của những bà nội trợ, nêm thêm mì chính vào món ăn giúp nó ngọt và thơm hơn bình thường. Bột ngọt chỉ thực sự gây ngộ độc cho người dùng nếu liều lượng nạp vào cơ thể quá tiêu chuẩn cho phép. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bột ngọt vẫn là gia vị phù hợp cho đời sống và sức khỏe nếu mỗi người không dùng quá 6g/ ngày.
Việc ngộ độc bột ngọt thường chỉ xả ra khi bạn ăn quá nhiều thức ăn hàng quán, nhất là những món như bún, phở,…cần độ ngọt nhất định cho nước. Việc đôi lần ngộ độc bột ngọt là điều có thể dự đoán được. Câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để biết tôi đang bị ngộ độc?” và “Cách giải độc như thế nào?”
Triệu chứng ngộ độc bột ngọt
Sau khi ăn thực phẩm có chứa bột ngọt, một số người dùng mắc phải các triệu chứng như chóng mặt, đau gáy, tức ngực, buồn nôn, chân tay bủn rủn… Khi đó hãy nghĩ tới việc có thể bạn đang mắc phải vấn đề về bột ngọt. Có 2 trường hợp xảy ra:
– Dị ứng bột ngọt: Cũng giống như 1 số người dị ứng với tôm, cua, ghẹ… cũng có trường hợp dị ứng với bột ngọt, thường là do cơ địa mẫn cảm. Trường hợp này không cần quá lo lắng, triệu chứng sẽ giảm dần nếu bạn ngưng ăn và thử một vài cách thông dụng để làm loãng lượng bột ngọt trong cơ thể.
– Ngộ độc bột ngọt: Nếu bạn không phải là người bị dị ứng bột ngọt và đã ăn vô vàn thức ăn có nêm nếm bột ngọt thì khả năng lớn có thể bạn đã bị ngộ độc thực phẩm hoặc nhẹ hơn là ngộ độc bột ngọt. Không bàn về ngộ độc thực phẩm, nếu thực tế các triệu chứng chứng đều quy về ngộ độc bột ngọt thì chỉ có thể là do bạn đã ăn quá liều lượng bột ngọt có thể dùng. Khi ăn 1 lượng bột ngọt quá lớn, đặc biệt là các loại bột ngọt kém chất lượng thường được các cửa hàng sử dụng để giảm thiểu chi phí, hay các loại siêu bột ngọt (đường hóa học) có độ ngọt gấp hàng chục đến hàng trăm lần bột ngọt thông thường khiến cơ thể bị ngộ độc.
Cách giải độc bột ngọt
Khi đã xác định mình đã bị ngộ độc bột ngọt, cách tốt nhất là bạn nên uống ngay 1 ly nước chanh ấm pha với muối và nằm nghỉ ở nơi thoáng mát 15 – 20 phút, nếu nôn được càng tốt. Cũng có thể uống nhiều nước ấm để lợi tiểu, thanh lọc cơ thể và giải độc. Lưu ý không tùy tiện dùng bất cứ loại thuốc nào, đề phòng biến chứng. Nếu có lỡ uống thuốc, nên mang theo vỏ thuốc trong trường hợp người bị ngộ độc phải nhập viện. Nếu các triệu chứng không giảm sau xử lý tức thời, người bị ngộ độc nên được đưa vào bệnh viện để kiểm tra, theo dõi và xử lý y tế.
Với những trường hợp bị dị ứng, nên ngưng sử dụng bột ngọt trong 1 thời gian để tránh tái dị ứng. Sau đó, khi dùng lại chỉ dùng với 1 lượng nhỏ để nêm nếm vào món ăn giúp tăng hương vị. Cảnh giác với các món ăn đường phố.
Bột ngọt giúp món ăn tăng hương vị, độ ngon, không chỉ được dùng ở Việt Nam và rất nhiều quốc gia trên thế giới. Quan trọng là chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng, có thương hiệu, dùng theo khuyến cáo an toàn để bột ngọt thực sự là gia vị có ích. Tuy nhiên, cần dùng với lượng hạn chế, vì khi sử dụng với lượng lớn thì bột ngọt lại gây hại cho cơ thể (cũng như vitamin A, dùng quá nhiều cũng khiến cơ thể bị ngộ độc).