Nên hâm nóng cơm nguội thế nào cho an toàn?
Để tiện lợi và tiết kiệm thời gian, nhiều người thường hâm nóng thức ăn từ tối hôm trước để ăn sáng, biện pháp này đặc biệt phù hợp với người bận rộn. Trong suy nghĩ của nhiều người, hâm lại và ăn cơm từ tối hôm trước có thể gây ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ngộ độc không phải là do hâm nóng cơm mà do việc bảo quản cơm.
Cơm là một thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình. Cơm không chứa các chất gây dị ứng, không có chất gluten.
Cơm sống sẽ chứa bào tử của vi khuẩn Bacillus cereus, dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Sau khi nấu, cơm được bảo quản không tốt trong khoảng thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các bào tử phát triển thành vi khuẩn – hình thành và tăng các chất độc dẫn đến nôn mửa.
Cơm được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong một thời gian dài, vi khuẩn phát triển biến cơm thành thực phẩm không lành mạnh để ăn. Vì vậy, nếu bạn có ý định hâm nóng lại thức ăn thì nên bảo quản cơm ở nhiệt độ lý tưởng.
Cách hâm lại cơm an toàn
Dùng nồi áp suất
Cho cơm vào một bát thép không gỉ
Thêm ít nước vào nồi
Đặt khay hấp vào nồi rồi cho bát cơm lên trên.
Đun nồi trên bếp ga hoặc bếp cảm ứng đến khi cơm nóng lên.
Dùng lò vi sóng
Cho cơm vào lò vi sóng
Tưới ít nước lên trên cơm
Thêm một thìa dầu oliu hoặc dầu ăn để cơm dẻo hơn (không bắt buộc).
Hâm nóng trong 1 hoặc 2 phút ở nhiệt độ cao.
Bảo quản cơm đã được nấu trong tủ lạnh, tốt nhất là trong một tiếng sau khi nấu chín. Tuy nhiên, không bảo quản cơm trong tủ lạnh hơn một ngày. Không hâm nóng cơm nhiều lần, đảm bảo chỉ hâm cơm cho đến khi nóng. Bạn nên đong đếm khẩu phần ăn của cả nhà thật hợp lí để nấu đúng lượng cơm. Tránh tình trạng ăn thức ăn dư thừa hoặc hư hỏng để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà
Tuy nhiên, hâm nóng cơm làm giảm các lợi ích sức khỏe của cơm như ảnh hưởng đến cung cấp năng lượng. Đặc biệt, hâm nóng cơm làm mất chất dinh dưỡng. Hâm nóng cơm làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cách tốt nhất là bạn nên ăn cơm mới nấu.