Home Ban Biên Tập Bình Chọn Chữ Duyên dưới góc nhìn của Phật giáo

Chữ Duyên dưới góc nhìn của Phật giáo

Đối với những người theo Phật giáo, chữ Duyên vô cùng quan trọng đặc biệt đối với tình yêu cũng như quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, để nhìn thấu chữ Duyên trong cõi đời chưa bao giờ là dễ. Chúng ta đã từng nghe nhiều câu: Vạn sự tùy duyên, vậy tùy duyên nghĩa là gì, duyên nợ trong tình yêu là như thế nào?

11835
0
duyen no trong phat giao

Theo nghĩa Hán Việt, Duyên có nghĩa là duyên cớ làm phát sinh ra việc gì đó. Duyên là phần trời định cho con người gặp gỡ nhau, có khả năng yêu nhau, trở thành vợ chồng, giúp các cặp đôi yêu thương gắn kết trong cuộc đời.

Tu trăm năm mới thành bạn đồng hành, tu ngàn năm mới được cùng chung chăn gối. Có được duyên gặp gỡ trong dòng chảy luân hồi của cuộc đời hay không một phần cũng do duyên nghiệp. Khi yêu nhau, cần phải làm sao để duyên kết thành nợ, và từ đó tạo dựng nên hạnh phúc vợ chồng lâu bền. Và ở đây, Duyên có nghĩa là cớ gặp gỡ, còn nợ là gắn kết lâu bền. Điều quan trọng nhất trong cuộc đời không phải thứ gì xa xỉ mà chính là tìm kiếm được bến đỗ bình yên.

Theo Phật giáo, kiếp sống của con người là luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác. Chữ Duyên giúp con người gặp gỡ nhau, còn yêu nhau và sống với nhau là nhờ chữ Nợ. Trong cuộc sống, chúng ta thường hay bắt gặp nhiều cặp vợ chồng đến với nhau bởi tình yêu nhưng rồi lại không sống cùng nhau đến đầu bạc răng long như lời hẹn ước. Thực chất, không nên và cũng không thể đổ lỗi cho ai về sự chia tay này. Chuyện tình cảm, xưa nay, vốn dĩ không thể ép buộc. Đấy là do họ đã trả hết nợ cho nhau từ muôn kiếp trước nên đã đến lúc phải rời đi.

Trong cuộc sống, người ta thường bảo nhau rằng, phải có nợ thì mới có duyên. Duyên sẽ luôn tồn tại theo sự chuyển kiếp luân hồi, những ân oán ở kiếp trước sẽ tiếp tục tồn tại với con người ở kiếp sau.

Theo quan điểm của Phật giáo, kiếp trước hay kiếp này, thậm chí là quá khứ của kiếp trước, không hoàn toàn khác nhau mà đều là một thể thống nhất. Cuộc sống vẫn liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực là không đổi.

Có một ví dụ khá thực tế mà chúng ta dễ bắt gặp, đó là hai vợ chồng yêu nhau và sống hạnh phúc với nhau 1 thời gian, nhưng đột nhiên, một trong 2 người lại có thêm người khác bên ngoài làm tan vỡ hạnh phúc vợ chồng, đây được xem là nhân quả của duyên và nợ trong kiếp trước.

Hiện nay, xã hội đang lên án gay gắt vấn đề sự phản bội và người thứ 3 bởi tội lỗi này vi phạm đạo lý làm người. Tuy nhiên, theo Phật giáo, đây được xem như là “món nợ” mà người đó phải trả, hoặc đây chính là một “cái nghiệt” mà người đó tạo ra.

Đến với Phật giáo, để có thể thoát khỏi những món nợ duyên đó, con người phải chăm chỉ tu đạo Pháp để chuyển đổi tình cảm – những món nợ duyên – thành những điều tốt.

Có rất nhiều người không thể hiểu và ngấm được những giáo lý sâu sắc và nhiệm màu của đức Phật. Họ xem việc yêu nhau, cưới nhau và bỏ nhau giống như một trò chơi, trò chơi tình ái và dục vọng. Chính vì thế, nghiệp duyên của họ không thể hết, cứ dai dẳng cả đời từ kiếp này đến kiếp khác, chính họ từ chuốc lấy đau khổ và oán hận, rơi vào hoàn cảnh gia đình ly tán, hạnh phúc vợ chồng tan rã, ghen tuông mù quáng, … Duyên và nợ cứ thế luân hồi.

Trong cuộc sống, có rất nhiều thắc mắc khó lý giải được như:

Vì sao 2 người có thể yêu nhau sau lần đầu gặp gỡ?

Vì sao nhiều người vợ bị chồng vũ phu ngược đãi mà vẫn không ly hôn, vẫn tiếp tục ở bên cạnh tận tâm chăm sóc người chồng đó?

Vì sao con người có thể yêu thương một người khác hơn cả chính bản thân mình?

Tất cả điều này đều do Duyên nợ mà ra cả, để có thể thoát khỏi sự luân chuyển của Duyên nợ cần phải tu đạo nghiêm túc ngay từ bây giờ. Như vậy, cuộc sống sẽ có được sự thanh thản, an nhàn.

Hạnh Duyên

Previous articleBảo vệ bản thân khi bước vào thời kì tiền mãn kinh
Next articleVitamin C – vũ khí chống lại ung thư