Home Phong Cách Sống Du Lịch Các nước Châu Á thường làm gì vào ngày Tết Trung thu?

Các nước Châu Á thường làm gì vào ngày Tết Trung thu?

Cùng với Việt Nam, các quốc gia châu Á khác cũng đang háo hức chào đón Trung thu, một trong những lễ hội trăng rằm lớn nhất trong năm. Bạn có từng bao giờ thắc mắc xem so với chúng ta người dân các nước khác thường làm gì vào ngày Tết Trung thu. Cùng tìm hiểu nét văn hóa hấp dẫn ở các quốc gia qua bài viết dưới đây nhé!

2154
0

Việt Nam

Theo các nhà khảo cổ, Tết Trung thu ở nước ta có từ ngàn năm trước căn cứ vào những họa tiết tìm được trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Với trẻ em Việt Nam Trung thu là ngày Tết thiếu nhi truyền thống mà mọi trẻ em cùng trông đợi. Vào dịp này, trên đường phố, người ta trang trí nhiều lồng đèn ông sao, hình tượng cung trăng, chị hằng đúng chuẩn Tết Trung thu truyền thống. Bên cạnh đó, ra đường vào những ngày này, người ta cũng dễ dàng bắt gặp từng đoàn múa lân sư rồng với trống, kèn huyên náo một góc đường. Đây được xem là nét văn hóa nổi bật báo hiệu Trung thu về trên khắp đất Việt.

Ẩm thực đêm Trung thu cũng có nét độc đáo riêng biệt. Ngoài là ngày Tết Trung Thu tức báo giữa mùa thu, đây còn là ngày Tết thiếu nhi của dân tộc. Do vậy, vào đêm rằm Trung thu lúc mặt trăng sáng tỏ, những người lớn trong nhà thường tổ chức lễ hội, trò chơi và quan trong nhất là để trẻ được rước đèn phá cỗ.

Trung Quốc

Được xem là một trong 4 lễ hội lớn nhất năm trên đất nước này, Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ, ngồi bên nhau ăn bữa cơm sum vầy. Mặc dù xã hội ngày nay bận rộn, nhịp sống hối hả nhưng nhiều gia đình người hoa vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng này.

Tương tự như người Việt, vào đêm Trung thu người Trung Quốc cũng ăn bánh Trung thu, chơi lồng đèn và ngắm hoa đăng dập dờn trên sóng nước. Nhắc đến hoa đăng, đây được xem là nét đặc trưng trong đêm rằm Trung Quốc, người ta quan niệm rằng thả đèn hoa đăng hay đèn trời đều là cách để gởi lời nguyện ước đến thánh thần, mong bình an, may mắn và hạnh phúc đến với gia đình họ.

Hàn Quốc

Tết Trung thu ở Hàn Quốc còn được gọi với cái tên khác là Chuseok (Lễ tạ ơn) và được xem là một dịp lễ chính thống ở Hàn Quốc. Vào dịp lễ này, người dân thường được nghỉ 3 ngày và dành thời gian bên gia đình.

Các gia đình Hàn thường quây quần bên nhau, nấu nướng mâm cúng và tảo mộ người đã khuất với ý nghĩa “cả gia đình đều được đoàn tụ”. Đây cũng là cách để họ bày tỏ lòng hiếu thuận, đạo lí đối với ông bà, tổ tông.

Về ẩm thực, người Hàn Quốc cũng có món bánh đặc trưng cho ngày lễ này. Bánh Songpyeon làm từ bột gạo, đậu xanh, lá thông tạo hình giống với vầng trăng khuyết được xem là món đặc biệt không thể thiếu.

Đài Loan

Tết Đoàn viên là cái tên được đặt cho Tết Trung thu của nước này. Vào dịp lễ này, nước dân xứ Đài có tập tục tặng quà cho nhau như một cách thể hiện sự yêu mến, tình thân của mình với đối phương. Món bánh thường được dùng vào ngày này là bánh trung thu và bưởi.

Trong vài chục năm trở lại đây, Tết Đoàn viên ở Đài Loan còn xuất hiện thêm tập tục thú vị là ăn thịt nướng. Việc nướng thịt trong Tết Trung thu tượng trưng cho sự sum họp, hạnh phúc, đầm ấm khi cả nhà quây quần bên bếp than hồng. Chính vì thế Tết Đoàn viên ở đây còn có cái tên khác là Tết thịt nướng

Nhật Bản

Hằng năm, vào 15/8 âm lịch, người dân Nhật Bản tổ chức lễ hội ngắm trăng Otsukimi. Có từ hơn 1000 năm trước, lễ hội này nhằm tôn vinh hình ảnh mặt trăng trong mùa thu với vẻ đẹp hoàn mĩ, tròn vẹn nhất.

Ngày nay người Nhật không còn dùng lịch âm nhưng họ vẫn tổ chức Trung thu rầm rộ. Vào đêm trăng tròn, đẹp nhất giữa mùa thu, họ cùng nhau ăn những món ăn truyền thống, thong thả ngắm trăng và trò chuyện.

Bánh Mochi được cho là loại bánh Trung thu đặc biệt không thể thiếu trên mâm cỗ mỗi gia đình. Trẻ em Nhật Bản trong dịp này nàu cũng được tham gia rước đèn cá chép.

Malaysia

Lễ hội đèn lồng là đặc trưng trong văn hóa Trung thu ở Malaysia. Ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Trung hoa do người nhập cư, cộng đồng người Hoa ở Malaysia đã góp phần cho Tết Trung thu ở đây thêm rực rỡ. Họ trang trí đường phố bằng vô số chiếc đèn lồng rực rỡ, rước đèn cùng đoàn múa lân diễu khắp các phố. Bạn sẽ phải ước một lần được hòa cùng không khí lễ hội đó.

Có lẽ do đặc trưng văn hóa vùng miền, bánh Trung thu Malaysia thường có hình dạng sò biển, bông hoa,…

Dạo quanh một vòng các nước Châu Á, dù là nước nào ta cũng dễ dàng nhận ra được nét tương đồng trong ý nghĩa ngày lễ Trung thu. Tròn vẹn, đẹp tuyệt mỹ như ánh trăng rằm Trung thu, đứng dưới trăng, quây quần bên mâm cỗ nhỏ, mỗi người đều nguyện ước sự hòa thuận, sum vầy.

Previous articleNgười công sở, kẻ góc bếp ai mới là người “sung sướng” hơn?
Next articleNếu móng tay có những dấu hiệu “lạ thường” này, có thể sức khỏe bạn đang gặp vấn đề