Home Sống Khỏe Bài Thuốc Hay Bệnh tai biến và 5 việc cần làm với người bị tai...

Bệnh tai biến và 5 việc cần làm với người bị tai biến

Căn bệnh tai biến hay còn gọi là tai biến mạch máu não không còn xa lạ gì với mọi người. Trong những năm gần đây theo số liệu của các bệnh viện lớn tại Việt Nam được công bố, có đến hơn 800.000 ca mắc phải căn bệnh này. Hậu quả mà nó mang tới quá lớn, một người có thể đang khỏe mạnh nhưng bỗng chốc trở nên bại liệt, bất lực, vô giác hay nặng hơn có thể thể tử vong ngay sau đó. Nếu như bạn đang lo sợ về căn bệnh này, hãy tham khảo một số tin hữu ích dưới đây để phần nào nắm rỏ được căn bệnh quái ác này.

5330
0

 

Tai biến là gì ?

Bệnh tai biến (tai biến mạch máu não) hay còn gọi là đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Bệnh tai biến mạch máu não thường xảy ra ở tuổi trung niên, người hút thuốc và hay uống bia, rượu hoặc ăn nhiều đồ dầu mỡ… Ít xảy ra ở độ tuổi dưới 20.

Tai biến mạch máu não chia ra làm hai loại: nhồi máu não (do nghẽn / tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch).

Những việc cần làm sau tai biến

Với những bệnh nhân nặng dẫn tới tê liệt hay mất khả năng nhận thức của các bộ phận trên cơ thể, việc tự phục là không thể vì vậy trong sinh hoạt, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau :

Thay đổi tư thế khi ngủ.

Khi bệnh nhân nằm, hãy thường xuyên thay đổi tư thế cho họ để tránh các mạch máu ứ đọng. Đồng thời việc thay đổi tư thế nằm còn giúp tránh bị lở loét do da thịt bị chèn ép quá lâu. Nếu xuất hiện tình trạng lở loét, xử lý ngay với các loại thuốc có chứa tinh chất nghệ như Nacurgo…

Xoa bóp, bấm huyệt thường xuyên.

Người nhà nên xoa bóp cho bệnh nhân thường xuyên đặc biệt ở vùng cổ và sau gáy. Với việc xoa bóp bấm huyệt này sẽ giúp mạch máu lưu thông, làm giảm được các biến chứng khác.

Giải tỏa tâm lý tiêu cực.

Với căn bệnh này, người mắc phải luôn ở trong tình trạng khó chịu về tâm lý, hãy nhẹ nhàng ứng xử với họ. Một chút quan tâm, động viên và lo lắng cho người bệnh sẽ tiếp thêm cho họ rất nhiều sức mạnh cũng như niềm tin để chống chọi lại bệnh tật.

Chế độ ăn uống hợp lý.

Thức ăn cho người bị tai biến phải dễ tiêu hóa và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…

Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24h. Hạn chế muối ở mức 4-5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích…

Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35 Kcalo/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mì, bún, miến.

Điều trị sau tai biến bằng thuốc đông y kết hợp châm cứu bấm huyệt.

Từ ngàn xưa, đông y đã được công cộng là liệu pháp chữa bệnh hiệu quả. Nếu như Y học hiện đại hướng tới liệu pháp chữa trị nhanh thì Y học cổ truyền hướng tới chữa trị gốc rễ và an toàn. Sau tai biến, liệu pháp chữa trị là rất quan trọng cho người bệnh. Hãy nghĩ tới việc chữa trị bằng các liệu pháp y học Đông Y tăng hiệu quả và giảm chi phí.

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, nếu như có các triệu chứng của tai biến hãy mau chóng đến ngay cơ sở y tế để khám và có phương pháp điều trị , phòng tránh hợp lý.

Previous articleLàm đẹp không khó nhờ 1 quả chanh
Next articleBí quyết vàng trong việc chọn thức ăn giúp bạn “trẻ mãi không già”