Home Giải Trí Âm Nhạc Âm nhạc của Trịnh Công Sơn – Hạnh phúc là yêu và...

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn – Hạnh phúc là yêu và được yêu

Qua năm tháng, nhạc Trịnh vẫn còn mãi thổn thức trong trái tim vạn người yêu nhạc Việt Nam.

2502
0
co nhac si trinh cong son

Đã 16 năm trôi qua kể từ khi Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) qua đời, nhưng dường như chúng ta vẫn đang được sống trong âm nhạc của vị nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ tài hoa này ở khắp các ngõ đường, góc phố Việt Nam.

Từ ca sĩ “gạo cội” cho đến dàn ca sĩ trẻ vẫn cất cao giọng hát hòa nhịp theo giai điệu của một thời vang bóng đã xa.

Người Việt Nam được thừa hưởng “khối gia tài đồ sộ” hơn 600 bài hát mà Trịnh Công Sơn để lại. Với giai điệu mượt mà, cùng lời bài hát nói lên tiếng lòng sâu thẳm của bao thế hệ, nhạc của Trịnh đã làm lay động trái tim của hàng triệu khán thính giả trong và ngoài nước.

Những chủ đề quen thuộc trong các bài hát của Trịnh Công Sơn là nỗi buồn về chiến tranh, là tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, là số phận, và cả những ca khúc trữ tình với lòng yêu nước ngời ngời.

Âm nhạc của ông không cầu kì mà âm điệu bình dị, nhẹ nhàng, gần gũi với mọi người. Lời nhạc mang đậm chất triết lí và suy niệm về tình người và về lẽ đời.

Không ít người còn nhận thấy rằng, các bài hát của Trịnh Công Sơn phản ánh triết lý về Phật giáo của anh. Nói cách khác, nhạc của Trịnh là quá trình hấp thụ và cải biến các khái niệm Phật giáo, về vô thường (impermanence) hoặc về Khổ hạnh (Dukkha). Chúng ta có thể tìm thấy dấu ấn điển hình này qua những ca khúc đình đám một thời như “Đóa hoa vô thường”, “Phôi pha”, “Ru em”,…

Nhắc tới nhạc Trịnh, chúng ta không thể không nói đến ca sĩ Khánh Ly – người đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải những bài hát của Trịnh Công Sơn đến khán giả yêu nhạc. Sơn gặp Khánh Ly vào năm 1964 trong chuyến đến thăm Đà Lạt. Năm 1967, Khánh Ly và Sơn cùng nhau biểu diễn tại một địa điểm gọi là Câu lạc bộ Văn chương (Quán văn) ở Sài Gòn. Nhiều người lúc ấy tin rằng Trịnh Công Sơn đã viết bài “Em còn nhớ hay em đã quên?” dành tặng Khánh Ly khi cô chuyển đến ở Mỹ; còn Khánh Ly thì nổi tiếng biểu diễn các ca khúc của Sơn tại các phòng trà, và được thu âm đĩa. Cứ như thế, hình ảnh song ca của hai tâm hồn đồng điệu ấy trên sân khấu ăn mặc bình dị, mộc mạc – người nữ ca sĩ với mái tóc dài xõa ngang lưng, tà áo dài trắng đi đôi guốc mộc; người nhạc sĩ mang cặp mắt kính cận gọng đen với áo sơ mi trắng, tay cầm cây guitar thùng – đang trình diễn những bản tình ca đôi lứa, hay những bài hát yêu nước thiết tha vẫn sẽ còn mãi in sâu trong ký ức của các thế hệ yêu nhạc Trịnh từ xưa đến nay.

Chúng ta có thể tìm thấy chính mình trong các bài hát của Trịnh Công Sơn. Giai điệu của anh chia sẻ với chúng ta những nỗi buồn thăm thẳm không tên, những nỗi niềm gắn chặt trong tâm thức chẳng thể cùng ai bày tỏ, và từ đó, giúp chúng ta thêm yêu cuộc sống nhiều hơn, biết khát khao và hy vọng nhiều hơn.

Để kết lại, xin gửi lời cám ơn đến cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những bài hát của anh đã trở thành một phần của kỉ niệm trong đời mỗi chúng ta; để khi nghe nhạc Trịnh, chúng ta sẽ thỏa thích hồi tưởng lại tuổi thơ, tuổi trẻ, tình yêu,…với nụ cười mãn nguyện trong lòng.

N. Trúc

Previous articleẤm lòng những ổ bánh mì và gói rau tươi cho người nghèo ở Long An
Next articleTuổi xế bóng