Home Sống Khỏe Bệnh Thường Gặp Cách phòng tránh nguy cơ dịch bệnh mùa mưa bão

Cách phòng tránh nguy cơ dịch bệnh mùa mưa bão

Hằng năm, vào mùa mưa trong miền Nam và mùa hè ngoài miền Bắc thì những cơn mưa to kéo dài thường gây ra lũ và ngập lụt trên diện rộng kéo theo tình trạng ngập úng. Nước ngập trong nhà thường mang theo các vi sinh vật gây bệnh có trong đất, rác thải, cống rảnh, nước ô nhiễm… và khiến cho dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các loại bệnh như dịch tả, dị ứng, tiêu chảy, thương hàn, viêm da, đau mắt đỏ hay sốt xuất huyết truyền nhiễm do muỗi…

699
0
Bệnh sốt xuất huyết
Môi trường độ ẩm cao, những vùng đọng nước mưa như: cống rãnh, ao, lu, chậu… đây là môi trường thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi nảy nở. Muỗi vằn là nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết ở người. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm cho người nhưng có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm. Do vậy, nếu bệnh nhân có những biểu hiện như sốt cao, lã người, vật vã hay nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần phải đến bác sĩ gấp để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh: Loại bỏ nơi muỗi có đẻ trứng: đậy kín nơi chứa nước, hủy bỏ những vật chứa nước quanh nhà. Sử dụng những vật dụng phòng chống muỗi như: thuốc xịt muỗi, nhang muỗi, ngủ mùng (màn).
Bệnh viêm mũi xoang dị ứng
Thời tiết thay đổi thất thường từ mùa nóng sang mùa lạnh dễ khiến nhiều người mắc bệnh viêm mũi xoang dị ứng. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… nặng nhất là đau họng, ho có đàm… Với những triệu chứng trên, đại đa số người dân  thường chủ quang và tự mua thuốc về uống. Do vậy, khi uống không đúng liều, bệnh bớt nhưng không khỏi hẳn, về lâu dài bệnh trở nặng hơn, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhức đầu thậm chí ảnh hưởng tới mắt. Khi đó, bệnh nhân thưởng phải tiến hành phẫu thuật.
Cách phòng tránh:  Phải luôn giữ ấm mũi và chân, tối không nằm máy lạnh, tránh để quạt thốc thẳng vào mũi, mang khẩu trang khi đi đường để tránh bụi.
Bệnh về đường hô hấp
Thời tiết ẩm thấp mùa mưa làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp, phổ biến nhất là cảm lạnh, cúm. Khi cơ thể bị cảm lạnh, những triệu chứng kèm theo như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho làm cho cơ thể uể oải, khó chịu. Nặng hơn bệnh nhân sẽ kèm theo sốt cao, sốt kéo dài, rét run, vật vã, đổ mồ hôi,…. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang như đã nêu trên hoặc viêm phổi, viêm tai và viêm họng. Các bệnh về được hô hấp có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch gây khó khăn cho việc điều trị.
Cách phòng tránh: không để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, giữ ấm cơ thể, ăn uống điều độ, uống nhiều vitamin C, tập thể dục.
Bệnh về da
Sau mưa lũ, điều kiện vệ sinh kém, môi trường sống bị ảnh hưởng, nguồn nước ô nhiễm là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Trong đó, có các bệnh về da thường gặp mùa mưa lũ: nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da, nước ăn chân, mẩn ngứa…
Cách phòng tránh: mặc quần áo cotton thoáng, giữ vệ sinh cá nhân tốt, hạn chế gãi vào chỗ bị viêm.
Bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter…). Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp. Bệnh hay gặp nhất trong và sau mùa mưa lũ là bệnh tiêu chảy cấp chủ yếu do vi khuẩn tả gây ra. Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm cao.
Cách phòng tránh: bệnh tiêu chảy cấp thường đến từ môi trường sinh hoạt bên ngoài (ăn, uống). Do đó, cần phải chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa mưa để giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh sẽ dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo là điều kiện thuận lợi cho virut phát triển. Ở những vùng còn sử dụng giếng khoan, giếng khơi vì điều kiện vệ sinh không đảm bảo dẫn đến bệnh đau mắt đỏ dễ bùng phát thành dịch.
Đau mắt đỏ là bệnh ban đầu mắt bị đỏ, nổi ghèn một bên mắt và lay sang bên còn lại. Tuy nhiên, không gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực nên dẫn đến sự chủ quan trong một đại bộ phận người dân. MỖi năm, dịch đau mắt đỏ thường tiềm ẩn nhiều mối nguy hại và luôn được Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng tránh.
Cách phòng tránh: vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng tay dụi mắt, rửa tay thường xuyên với xà phòng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh đau mắt đỏ để tránh lây lan thành dịch.
Previous article‘Nỗi nhớ mùa đông’ – hồi ức dịu dàng lúc đông sang
Next articleTuổi heo may sống vì điều gì?