Home Tâm Lý Gia Đình Người công sở, kẻ góc bếp ai mới là người “sung sướng”...

Người công sở, kẻ góc bếp ai mới là người “sung sướng” hơn?

Người phụ nữa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đời nối tiếp đời bị trói buộc bởi công, dung, ngôn, hạnh. Phụ nữ hiện đại ngày nay đã biết vùng mình thoát khỏi cái bếp bước ra tạo dựng sự nghiệp riêng. Nhưng ngẫm đến cùng, dù thành công là bao thì phụ nữ thời nào cũng khổ.

3975
0

Thật khó nếu như phải so sánh xem, khi ở chốn công sở với những bộ suit gò bó, những quy tắc công việc dày đặc và khi về gian bếp nhỏ – nơi người phụ nữ phải luôn chân luôn tay với nồi niêu xoong chảo, mắm muối thì nơi nào sẽ vất vả hơn. Thế nhưng có một điều chắc chắn rằng, những người phụ nữa dẫu chân yếu tay mềm ấy, chỉ cần họ muốn thì sẽ làm được mọi điều dù có khó khăn thế nào.

Quý cô công sở

Được tô vẽ với cái tên hào nhoáng bên ngoài, nếu được lựa chọn mấy ai lại không chọn làm một quý cô công sở. Làm một người vừa xinh đẹp, giỏi giang, độc lập, mạnh mẽ, sở hữu tài chính của riêng mình, không cần dựa dẫm bất kì ai khác. Đó là cuộc sống mà tôi chắc mẫm mọi người phụ nữ đều ao ước. Thế nhưng để có được thành công như thế người phụ nữ phải đánh đổi những gì?

“ Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”, để đạt được những thành công đó, người phụ nữ đôi khi phải đánh đổi bằng cả thanh xuân, tình yêu và sức khỏe. Trên thực tế, muốn đạt thành công tương tự như một người đàn ông, người phụ nữ phải nỗ lực gấp đôi để chứng minh giá trị bản thân – thứ vẫn luôn bị xã hội hoài nghi rằng đàn bà thì làm nên được cơm cháo gì.

Người phụ nữ chốn công sở có thể có tiền tài, địa vị, công danh, mối quan hệ xã hội nhưng mấy khi có được bữa cơm gia đình đúng nghĩa hay suốt ngày phải vục mặt vào cuộc họp này công việc kia. Áp lực công việc là điều mệt mỏi như thế nào chỉ những người trong cuộc mới có thể hiểu rõ.

Về đến nhà với chăn đơn gối chiếc, thức ăn đóng hộp nguội lạnh hay đồ ăn hàng quán dù ngon nhưng chẳng buồn ăn mãi. Người phụ nữ nơi công sở ấy, đêm về rốt cuộc chỉ còn nỗi cô đơn và áp lực công việc vỗ về giấc ngủ. Sau ánh hào quang, người phụ nữ công sở ấy có vui sướng?

Người vợ hiền thục

Ngược lại, đừng nói người phụ nữ nơi góc bếp không giỏi. Những người phụ nữ nội trợ có năng lực riêng của mình. Vậy tại sao họ lại ở góc bếp? Sự khác nhau đó đến từ lựa chọn. Họ cũng giỏi giang, năng động và quyến rũ, thế nhưng việc họ chọn lại là ở nhà chăm sóc chồng con. Với những người phụ nữ ấy “mái ấm” chính là cuộc sống.

Ở đó họ xây dựng căn nhà trở thành tổ ấm, xây đắp một nơi mà người chồng có thể tìm về sau những giờ căng thẳng mệt mỏi với bao xô bồ của đời thường. Để làm được việc đó không hề dễ. Họ đã bỏ cả ước mơ, dẹp những chuyện cá nhân hay nỗi lòng của riêng mình lại, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với cả mớ công việc không tên để vun vén gia đình. Nhiều lúc mệt mỏi với chính cuộc sống đó chứ. Những lúc đó đứa con, chồng chính là động lực để họ mạnh mẽ. Có được gia đình yên ấm, người phụ nữ góc bếp hi sinh những gì, mấy ai hiểu được. Nhiều người từng cho rằng “không ai sướng bằng người phụ nữ nơi góc bếp”, giờ thì bạn hiểu rồi đấy.

Vậy nhưng suy cho cùng, chẳng nơi nào nhàn hạ, cũng chẳng nơi đâu vất vả

Nếu người phụ nữ công sở chấp nhận bỏ sức khoẻ, bỏ tình cảm để có cuộc sống giàu có, sung túc và chuyên nghiệp thì người phụ nữ nơi góc bếp cũng phải bỏ hoài bão tuổi trẻ để vun vén gia đình của mình. Nếu người phụ nữ công sở sống cuộc sống bị bủa vây bởi những toan tính từ đồng nghiệp, thì người phụ nữ nơi góc bếp cũng chịu những cảnh con ốm đau, ăn uống thế nào để gia đình luôn có bữa cơm đủ chất, một mình lo toan mọi thứ khi chồng bận không thể ở bên cạnh, đối nhân xử thế với 2 bên nội ngoại như thế nào cho phải phép không mấy ai hiểu cho sự vất vả của mình.

Chốn công sở hay nơi góc bếp, chẳng nơi nào khiến người phụ nữ dễ thở, nhưng thực ra cũng chẳng nơi nào đánh gục được họ. Ở công sở, họ sẽ làm hết mình vì trách nhiệm, vì uy tín. Thế nhưng khi về nhà, họ lại hết mình vì một thứ cao cả hơn – đó là tình yêu thương vô bờ bến với tổ ấm yêu thương của họ.

Previous articleTâm rộng bao nhiêu niềm vui bấy nhiêu
Next articleCác nước Châu Á thường làm gì vào ngày Tết Trung thu?