Đối với bất kì quốc gia nào Tết luôn là dịp quan trọng để mọi người tổng tết lại năm cũ, hân hoan đón năm mới. Người dân ở các nước khác nhau thường có phong tục mừng năm mới riêng biệt. Thậm chí ở một số nước, phong tục ấy trở thành nét đặc trưng và trở thành thương hiệu khiến người ta nhắc nhớ về. Những điều khác biệt này cũng làm nên sự phong phú và thú vị cho văn hóa của các nước trên thế giới. Cùng điểm qua phong tục đón Tết được xem kì quái nhất trên thế giới dưới đây.
Đan Mạch: Ném bát đĩa trước cửa nhà hàng xóm
Tại Đan Mạch, bát đĩa vỡ tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc. Những chiếc đĩa được giữ lại trong năm cũ sẽ được người Đan Mạch… ném vào nhà những người bạn của họ vào đêm giao thừa.
Vào dịp năm mới, những người hàng xóm sẽ tới trước cửa nhà nhau và ném vỡ hết bát đĩa. Điều này làm cho hàng xóm của họ vui vẻ thay vì cáu giận. Nhà nào có nhiều bát đĩa vỡ trước cửa sáng hôm sau nhất sẽ gặp nhiều may mắn và chứng tỏ họ có nhiều bạn tốt.
Chi – lê: Mừng năm mới ở nghĩa trang
Nghe kì lạ nhưng lại có thật. Người Chi – lê có tục đón năm mới cùng toàn bộ gia đình, tổ tiên ở nghĩa trang. Thực chất, truyền thống này không phải để cầu may, mà là dịp để gia đình tụ tập và cùng nhớ về những người đã khuất tương tự như cách người Việt ta tảo mộ đầu năm vậy.
Cuba: phun nước và nuốt hạt nho
Không đến mức kì lạ nhưng cũng khá thú vị đó là phong tục phun nước, nuốt hạt nho của người Cuba. Vào đầu năm mới, họ sẽ mang tất cả nước trong nhà phun hết ra ngoài của sổ. Việc này được xem là một cách thanh tẩy những gì còn lại trong năm cũ và mở ra một con đường sáng sủa hơn trong năm mới.
Bên cạnh đó, khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, người ta bắt đầu nuốt hạt nho. Đến khi dứt 12 tiếng chuông phải nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mới sẽ được thịnh vượng, may mắn.
Phi – líp – phin: Mặc đồ chấm bi
Nếu đi du lịch tại đất nước Phi – líp – phin vào dịp năm mới của họ bạn cũng đừng quá ngạc nhiên về các bộ quần áo chấm bi trên đường. Không phải lễ hội đâu, đó là cách người Phi – líp – phin đón năm mới. Họ quan niện rằng hình tròn tượng trưng cho tài lộc bất tận. Vì vậy, vào đêm giao thừa người dân sẽ mặc lên mình những món đồ có dạng tròn, bao gồm đồ có họa tiết chấm bi, chất đầy túi các loại tiền xu hoặc ăn những trái cây dạng tròn.
Do vậy, nếu đến Phi – líp – phin vào dịp này bạn nhớ trang bị cho mình 1 bộ đồ chấm bi sặc sở, biết đầu tài lộc sẽ thật sự gõ cửa.
Bỉ: chúc tết vật nuôi
Chúc tết vật nuôi nghe kì quái nhưng điều đó là có thật. Người dân vùng nông thôn ở Bỉ vẫn còn giữ một phong tục rất thú vị là “chúc tết vật nuôi”. Vào buổi sáng sớm ngày đầu năm mới, việc làm đầu tiên là mọi người đi đến bên các con vật nuôi như bò, ngựa, dê, cừu, chó, mèo… và giả vờ như đang muốn thông báo đến chúng lời chúc mừng năm mới.
Ấn Độ: Khóc trong năm mới
Năm mới đáng ra phải vui vẻ, tại sao lại khóc? Điều này được người Ấn Độ quan niệm như sau. Năm mới đến đồng nghĩa với việc tuổi thọ mất đi, đời người lại thêm ngắn ngủi, tiếng khóc để bày tỏ sự xót thương cho bản thân. Có nơi còn nhịn ăn một ngày một đêm để đón chào năm mới. Vì vậy cứ mỗi dịp đầu năm mới họ lại ôm nhau khóc thảm thiết.
Người dân trên khắp thế giới đón năm mới với nhiều phong tục khác nhau, có nơi phong tục bình thường lại có nơi “không ai giống ai” như đã kể trên. Đừng vội cảm thấy kì quái, mọi phong tục đều có bắt nguồn và ý nghĩa riêng và cũng tô vẽ thêm cho văn hóa cuộc các nước trên địa cầu.
Sưu tầm