Home Sống Khỏe Bệnh Thường Gặp Khắc phục bệnh hô hấp nhờ trái cây

Khắc phục bệnh hô hấp nhờ trái cây

1042
0

Khắc phục bệnh hô hấp nhờ ăn trái cây

Khí hậu mùa khô được xem là “kẻ thù” của hệ hô hấp. Nhiều người sẽ thường xuyên bị dị ứng, khô da, viêm họng, đau họng, nghẹt mũi, khàn giọng, họng có nhiều đờm và rất nhiều các triệu chứng khác ở vùng miệng, họng, răng lợi….

Có nhiều cách để giảm nhẹ các triệu chứng viêm họng, các vấn đề phát sinh tại hệ hô hấp trong suốt mùa đông, thời tiết hanh khô. Sau đây là một số loại trái cây rất tốt cho bệnh về họng, bạn có thể tham khảo để mua ăn thường xuyên hơn.

1. Lê

Theo Đông y, lê vị chua tính lạnh, có tác dụng sinh nước bọt, giải khát, nhuận phổi, trị ho, bổ âm hạ nhiệt. Lê được đánh giá là loại trái cây có tác dụng tuyệt vời trong việc bổ sung vitamin C, thích hợp cho thời tiết hanh khô vì khi ăn vào sẽ rất mát.

Lê có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh về đường hô hấp trên như khô mũi, khàn tiếng, viêm họng có đờm. Dùng lê kết hợp với một số vị thuốc Đông y như xuyên bối được xem là vị thuốc chữa ho hiệu quả.

Ngoài ra, lê chứa một lượng lớn kali, có tác dụng hạ huyết áp, có lợi cho thận, đào thải và bài tiết nước tiểu thuận lợi, tăng cường khả năng miễn dịch tốt, ngăn chặn bệnh thống phong (gút).

2. Mía

Mía có vị ngọt, tính bình, không độc, tốt cho khí vùng hạ và trung trên cơ thể. Theo Đông y, ăn mía có tác dụng hỗ trợ khí lá lách, có lợi lớn đối với đường ruột, tiêu viêm, giải khát, loại bỏ chứng nóng trong gây phiền não, giải độc hiệu quả.

Ăn mía có tác dụng làm giảm chứng tiêu chảy do nóng nhiệt, giải nhiệt  hạ cơn khát, sinh nước bọt, giảm các triệu chứng háo hay khô, nóng trong cơ thể.

Những người mắc các triệu chứng bệnh như khô họng, nhiệt trong người khiến tuyến nước bọt hoạt động hạn chế làm khô miệng, đi tiểu không thông, đại tiện táo bón phân khô, trào ngược dạ dày, buồn nôn, tiêu hóa kém, người thường xuyên trong trạng thái phát sốt, khát nước thì nên ăn mía thường xuyên.

3. Bưởi

Bưởi là trái cây dễ ăn, mềm, thơm ngon, dinh dưỡng phong phú, có lượng vitamin C cao gấp 20 lần so với táo. Đông y đánh giá bưởi là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú như đường, vitamin, phốt pho, sắt, axit citric, insulin và các vitamin, axit amin.

Bưởi có tác dụng bổ huyết ích khí, nhuận phổi tiêu đờm, trị ho và giảm cholesterol hiệu quả. Những người mắc các bệnh như viêm họng sưng đau, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch vành đều có thể ăn bưởi để giảm nhẹ tình trạng bệnh rất tốt.

4. Anh đào

Anh đào hay còn gọi là Cherry có vị ngọt và chua, tính ấm áp, có tác dụng bổ máu dưỡng nhan, làm ấm dạ dày, lá lách rất hiệu quả.

Ngoài ra, theo nghiên cứu hiện đại, quả anh đào không chỉ giàu chất sắt, mà còn chứa axit citric và vitamin C, là loại trái cây có tác dụng tuyệt vời trong việc bổ khí huyết. Trong nhiều cuốn sách Đông y còn nhấn mạnh rằng, anh đào chính là “loại quả số 1 của mùa xuân”.

Những người có bệnh về đường hô hấp như viêm họng thì nên ăn anh đào thường xuyên cũng có thể nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe lá lách, dạ dày.

 Một số giải pháp hiệu quả khác để chữa đau họng

1. Lê nấu đường trắng

Khi bạn bị đau họng, viêm họng khó chịu, có thể dùng lê tươi gọt vỏ, thêm một chút đường, nấu cùng một ít nước vừa đủ, ninh mềm trong khoảng vài tiếng cho đến khi lê chín nhừ thì có thể ăn. Mỗi ngày uống loại nước này vài ba lần có thể giảm ho viêm đáng kể, hạ hỏa tốt.

2. Trà kim ngân hoa

Kim ngân hoa tính hàn, vị ngọt, tốt cho các kinh phổi, tim, dạ dày. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm viêm, loại bỏ chứng viêm và điều trị các chứng bệnh liên quan đến trúng gió gây ra.

Ngoài ra, kim ngân hoa còn có tác dụng điều trị các bệnh do nóng trong dẫn đến sốt, mụn nhọt, viêm nhiễm, ruột thừa và các bệnh khác.

Cách pha trà: Dùng kim ngân hoa kết hợp với hoa cúc, cam thảo, cho thêm nước và đun sôi trong khoảng 10 phút, để nguội một chút là có thể uống. Loại trà này có thể chữa bệnh viêm họng và cơ thể có triệu chứng viêm hiệu quả rất tốt.

 3. Súc miệng nước muối ấm

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng muối giúp diệt khuẩn, chống lại các chứng bệnh liên quan đến vi khuẩn và lây nhiễm. Việc súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày có thể giảm bớt các triệu chứng sưng cổ họng, miệng tiết chất nhầy…

Bạn có thể pha 1 thìa muối nhỏ vào nửa cốc nước ấm, sau đó súc miệng, mỗi lần khoảng 30 giây, cách làm này có hiệu quả trong việc giảm đau họng.

4. Súc miệng nước cam thảo

Dùng cam thảo đun thành nước súc miệng có tác dụng chữa đau và viêm họng rất hiệu quả.

Hi vọng sau bài viết các bạn đã có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc bên gia đình.

Thủy

Previous articleRau răm – Loại rau trị nhiều bệnh
Next article8 loại thực phẩm không bao giờ nên ăn khi đang bị bệnh