Vỏ măng cụt
Trong vỏ măng cụt có nhiều chất chát (trong vỏ chứa 7%-13% tanin), đây là chất để chống tiêu chảy, làm săn se niêm mạc, bớt tiết dịch trong đường tiêu hóa.
Vỏ măng cụt phơi khô, đun với nước uống. Để trị bệnh đau bụng, tiêu chảy, lỵ, hãy dùng 10 vỏ măng cụt cho vào nồi đất (không dùng nồi kim loại), đổ nước sạch vào sắc trong 15 phút. Mỗi ngày uống 4-5 chén.
Tuy nhiên, vỏ ngoài của măng cụt hơi đắng nên trong Đông y thường kết hợp với các bài thuốc nhiều vị khác. Nếu tiêu chảy nhiều có thể kết hợp vỏ măng cụt với búp ổi hay lá ổi non, trà…
Vỏ quýt
Trong các loại vỏ thì gặp nhiều nhất vẫn là họ cam quýt. Vỏ quýt (hay còn gọi là trần bì) phơi khô sắt thành sợi hoặc sao khô lên, sắc uống, có tác dụng làm ấm đường tiêu hóa và tì vị, giúp dễ tiêu hóa, chống đầy bụng trướng hơi, khó tiêu. Dùng cho các trường hợp lạnh bụng do cảm hàn, tiêu chảy.
Vỏ dưa chuột
Dưa chuột cũng là loại thực phẩm được dùng nhiều trong việc chăm sóc da. Ngoài vỏ dưa chuột cũng là một nguyên liệu để chữa trị bệnh, vỏ có vị hơi chát, tính bình, giàu dinh dưỡng, có khả năng giải nhiệt cho cơ thể… Ăn dưa chuột cả vỏ sẽ giúp bạn hấp thụ vitamin C có trong dưa tốt hơn. Tuy nhiên, dưa chuột khi sử dụng phải đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm thì mới phát huy hết tác dụng của nó.
Vỏ chuối
Lợi ích sức khỏe của vỏ chuối bao gồm làm trắng răng, khi cọ xát vỏ chuối có thể giúp làm dịu vết bỏng da. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, vỏ chuối giúp loại bỏ mụn cóc và ngăn chặn chúng quay trở lại.
Với những lợi ích tuyệt vời trên từ các loại vỏ hoa quả, bạn hãy bỏ túi những kinh nghiệm trên để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình mình.