Home Sống Khỏe Bài Thuốc Hay Lãng tai tuổi 50 – những điều khó nói

Lãng tai tuổi 50 – những điều khó nói

Bước vào tuổi 50, tâm sinh lý của con người bắt đầu có dấu hiệu “xuống cấp” nghiêm trọng. Một trong những biểu cho sự già hóa đó là triệu chứng lãng tai. Căn bệnh này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người song nó lại khiến người bệnh cảm thấy dễ rơi vào tình trạng mất tự tin, trầm cảm.

965
0

Những điều khó nói của người bị lãng tai

Cảm giác nghe tiếng được tiếng không thực sự làm người ta thấy rất khó chịu. Lúc nào bạn cũng trong tâm trạng lo lắng vì sợ mình vừa bỏ sót một ý tứ nào đó quan trọng của người nói. Và thực sự là bạn luôn cảm thấy ngại, luôn nghĩ bản thân đang làm phiền người nói chuyện khi phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Ngay cả những thú vui thường ngày như nghe nhạc, xem tivi cũng dần bị hạn chế bởi chứng lãng tai. Bạn bắt đầu đâm ra tự ti và chán nản. Bạn không còn tha thiết trò chuyện hay hỏi thăm người khác nữa. Vì bạn sợ những cái nhíu mày của con cái, của người thân.

Bản chất của triệu chứng lãng tai tuổi 50

Hiện nay, có khoảng 1/3 số người trên 50 tuổi bị mắc chứng lãng tai. Bước qua tuổi ngũ tuần, các dây thần kinh xung quanh thính giác bắt đầu bị thoái hóa, màng nhĩ cũng bắt đầu bị xơ và dày, đục lên từng ngày, làm cản trở quá trình tiếp nhận âm thanh. Điều này làm cho người già nghe kém, tiếng được tiếng mất.

Thường thì người bị chứng lãng tai rất nhạy bén với những chất giọng trầm, âm lượng vừa phải nhưng lại hoàn toàn không nghe được âm thanh giọng cao, trong. Đôi khi xuất hiện nhiều trường hợp người bệnh dễ nghe thấy những âm thanh ở xa hơn là nghe gần với âm lượng lớn. Cũng không thiếu trường hợp lúc nghe được lúc không.

Đối phó với bệnh lãng tai tuổi 50

Theo các chuyên gia chuyên khoa Tai Mũi Họng, cách đối phó với chứng lãng tai tuổi 50 hiệu quả nhất là dùng máy trợ thính. Ngoài ra, để hỗ trợ cho thính giác hoạt động tốt hơn, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: Bổ sung sắt, kẽm, vitamin D… Đồng thời hạn chế hút thuốc lá, rượu bia cũng là một cách để “hồi sinh” thính giác khả quan hơn.

Với người cao tuổi, chứng lãng tai thường đi kèm với một số căn bệnh tuổi già khác. Do đó, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc điều trị nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các loại thuốc xung khắc với nhau gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chúc những người bị lãng tai sớm cảm nhận lại âm thanh cuộc sống một cách trọn vẹn!

Previous articleMẹo tiết kiệm điện khi dùng điều hòa trong ngày nắng nóng
Next articleGió heo may…chưa về?