Home Nổi Bật 3 quan niệm sai lầm khi ăn uống trong ngày đèn đỏ...

3 quan niệm sai lầm khi ăn uống trong ngày đèn đỏ mà chị em thường mắc phải

385
0

Giai đoạn kinh nguyệt hàng tháng luôn là nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ vì những mệt mỏi, bất tiện mà nó mang lại. Với quan niệm thời điểm này thường mất máu, cơ thể hao tổn nhiều nên chị em thường truyền tai nhau những cách ăn uống để tăng cường sức khỏe, và dưới đây là 3 quan niệm sai lầm trong ăn uống thời kỳ kinh nguyệt mà chị em thường mắc phải.

Uống trà gừng có thể giúp giảm cơn đau bụng kinh

“Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 750-2000 mg bột gừng vào ngày đầu tiên đến ngày thứ ba của kỳ kinh có thể giúp giảm đau bụng kinh”. Tuy vậy, nghiên cứu này chỉ mới được thực hiện trên bộ phận nhỏ các phụ nữ tham gia và chưa được các chuyên gia trong giới khoa học xác nhận, do vậy không thể khẳng định uống trà gừng có thể giúp giảm cơn đau bụng kinh ở mọi phụ nữ.

Tuy vậy, trà gừng không có hại cho cơ thể. Bạn hoàn toàn có thể cắt gừng thành từng lát mỏng, đun lấy nước để uống. Lưu ý không uống trà gừng ở nhiệt độ quá nóng trên 65 độ C vì có nguy cơ làm gia tăng ung thư thực quản.

Đừng uống nước lạnh, nước đá nếu không muốn cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn

Không có bằng chứng nào cho thấy có mối liên hệ giữa đau bụng kinh và “ăn lạnh”. Đau bụng kinh nguyên phát của nữ giới chủ yếu bị ảnh hưởng bởi prostaglandin. Chất này không chỉ được tiết ra từ tuyến tiền liệt của nam giới, mà tử cung của phụ nữ khi hành kinh cũng tổng hợp và tiết ra prostaglandin. Chức năng chính của nó là co bóp tử cung giúp cơ thể thải ra máu kinh. 

Một số người tiết ra nhiều prostaglandin thì tác dụng càng mạnh, hiện tượng đau bụng kinh sẽ rõ ràng hơn. Tất nhiên, điều này cũng khác nhau ở mỗi người, và nếu bạn cảm thấy khó chịu sau khi uống lạnh thì hãy dừng lại nhé.

Pha nước đường nâu uống để bổ sung sắt

Thời kỳ hành kinh, cơ thể phụ nữ mất một lượng máu nhất định, điều này thôi thúc nhiều phụ nữ uống nước đường nâu bởi nguyên do thức uống này có thể bổ sung lượng sắt cơ thể đã mất đi. Trong đường nâu thực sự chứa sắt, trung bình 100g đường nâu có khoảng 2,2mg sắt. Việc nạp sắt vào cơ thể trong thời kỳ thiếu hụt là việc cần thiết, tuy vậy uống 100g đường nâu/ngày vượt xa mọi tiêu chuẩn về lượng đường nên nạp cho cơ thể 1 ngày (mức tiêu chuẩn khoảng 25g).

Do vậy, thay vì sử dụng nước đường nâu, bạn nên bổ sung sắt bằng cách ăn thịt lợn nạc.

Tổng hợp

Previous article4 lý do khuyến khích người cao tuổi dùng mạng xã hội
Next articleSống với Chết