Home Lời Hay Ý Đẹp Tôi chẳng thể làm gì chỉ vì quá ít tiền

Tôi chẳng thể làm gì chỉ vì quá ít tiền

347
0

Mọi thứ tôi muốn làm đều đòi hỏi phải có tiền và địa vị trong khi tôi chẳng có đồng nào! Giá như gia đình tôi giàu có thì tốt biết bao?

———–

Cha đẻ của tập đoàn bán lẻ nổi tiếng thế giới Walmart là Sam Walton, được lịch sử ghi nhận nằm trong top những người giàu nhất thế giới cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Mặc dù đã làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh doanh thời đó, nhưng ít ai biết, Sam Walton đã khởi nghiệp chỉ với suy nghĩ của người thành công, và vài đồng xu lẻ trong túi.

Sam Walton sinh năm 1918, trong một gia đình nhà nông nghèo khó ở tiểu bang Oklahoma, vào giai đoạn Mỹ lâm vào đại khủng hoảng. Như nhiều gia đình khác, gia đình Sam đã bị ảnh hưởng nặng nề, nên để kiếm sống và trang trải học phí, từ năm lớp 7, Sam Walton đã phải làm rất nhiều nghề, từ nhân viên giao báo, bảo vệ, bồi bàn, cho tới công nhân tiệm giặt là tại thị trấn Bentonville, bang Arkansas.

Hằng ngày, chàng thanh niên Sam Walton 28 tuổi cùng 3 nhân viên khác, đem những món đồ được là ủi sạch sẽ trao tận tay cho từng khách hàng. Với suy nghĩ của người thành công, tất nhiên là anh không thể cam chịu số phận làm công thấp thỏm như vậy. Sau khi giao hàng và tiếp xúc với đủ loại khách hàng ở mọi nơi, Sam nhận ra một cơ hội kinh doanh. Lúc đó có hai tập đoàn khổng lồ là Kmart và Sears, sở hữu hầu hết hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Arkansas và nhiều bang lân cận, nhưng lại không hề xuất hiện ở các thị trấn hẻo lánh như Benton quê mình.

Năm 1962, với suy nghĩ của một người thành công, Sam đã dốc toàn bộ tài sản của mình 150 USD, thuê 8 công nhân và thành lập cửa hàng bán lẻ đầu tiên, lấy tên là Wal-Mart ngay tại Benton, quê ông. Không ai có thể ngờ, tới năm 1992, Sam đã sở hữu 1960 cửa hàng Walmart, tạo công ăn việc làm cho 380.000 công nhân, với doanh thu hàng năm trên dưới 50 tỷ USD. Sự thành công vượt bậc này là do Sam luôn tập trung vào nâng cao chất lượng, đem tới trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng.

—————

Mỗi ngày, chúng ta đều nghe người ta than thở về việc họ không thể làm điều gì đó chỉ vì nghèo, vì không có tiền trong tay, ví như:

  • Tôi chẳng thể khởi nghiệp vì bản thân không có tiền
  • Tôi chẳng thể có được đôi giày tôi thích vì tôi không có tiền
  • Tôi không hạnh phúc bởi tôi có quá ít tiền

Cuộc sống này, thử đếm mà xem, chẳng có bao nhiêu người sinh ra đã ở vạch đích – nơi mà bạn tin rằng có đủ tiền bạc, của cải, điều kiện để bạn làm được mọi điều mà bạn mong muốn và hạnh phúc. Như cách mà chàng thanh niên Sam Walton gây dựng nên cả một đế chế hùng mạnh chỉ từ vài đồng xu lẻ trong túi, bạn cần hiểu rằng nhiều tiền làm gì nếu bạn không có chí, ít tiền bạc cũng là khi bản thân bạn được thúc giục mạnh mẽ, tự thân làm những gì mình có thể. Câu chuyện của Sam Walton dạy chúng ta một bài học về sự kiên trì, quyết tâm với mục tiêu, ước mơ; cũng dạy những người suốt ngày than thở về chuỗi những thất bại chỉ vì “gia đình” không có nhiều tiền trợ giúp cho họ.

Rõ ràng, bản thân mỗi con người là một cá thể vậy nên bản thân họ phải tự vận động để kiếm tìm những gì họ cần. Tiền bạc, của cải, vật chất là thứ bản thân bạn có thể tự làm ra mà không cần gia đình giàu có, tất cả chỉ thành sự thật chỉ khi bạn đủ tin tưởng và kiên trì.

Sinh ra trong một gia đình giàu có không phải là sự đảm bảo cho hạnh phúc, quan niệm sinh ra trong một túp lều khiến người ta khốn khổ cũng là sai lầm. Một người hạnh phúc hay bất hạnh không liên quan gì đến người đó sở hữu bao nhiêu của cải vật chất. Thậm chí, một gia đình giàu có và đáng ao ước cũng có thể phải đối phó với những vấn đề nghiêm trọng mà không thể hiện ra ngoài. Thường thì mọi người trông có vẻ hạnh phúc, nhưng bên trong họ có thể đang giấu một nỗi đau cùng cực.

Mọi điều phụ thuộc vào quan điểm của bạn, bạn sẽ nhận ra rằng những khó khăn chính là chất liệu giúp cho bạn có thể phát triển một trái tim rộng lượng, trở thành một người sâu sắc và nhân hậu.

Previous articleLòng đố kỵ ai cũng có, làm sao chế ngự nó để đón chào những điều tốt đẹp?
Next articleHiếu thuận với cha mẹ: Lấy yêu thương làm gốc rễ