Sinh con cũng là khi tôi hiểu rằng cuộc đời này tôi may mắn có được người mẹ vĩ đại mang tên bà ngoại.
Bà ngoại: tuy một mà hai, tuy 2 mà một
Ngày chuyển dạ tôi còn nhớ như in cảnh mẹ khăn giỏ cùng mình đến bệnh viện, chuẩn bị nước uống, ủng hộ tinh thần, dặn dò đủ đường để tôi có thể thuận lợi sinh con. Khoảnh khắc em bé chào đời, mọi sự chý dường như đặt vào hết cho em. 100% tâm trí tôi cũng dành cho con, chỉ là một phần nào đó “đau xót” cho sự mỏi mệt của thân thể sau vượt cạn. Giữa trăm niềm hân hoan đón con chào bà, trăm ánh mắt hướng về sinh linh bé bỏng, chỉ riêng mỗi bà ngoại khoan vội muốn bế bồng cháu mà đến cạnh giường xem con gái ngang dọc có ổn không. Có bà nào là bà không thương cháu, nhưng bà còn thương tôi hơn vì tôi là máu mủ ruột rà, từng là khúc ruột bà rứt ruột đẻ ra. Chọn quan tâm ai với bà ngoại lúc ấy cũng đã lắm đắn đo, buộc phải chọn lựa. Giây phút ấy tội nghẹn ngào nhận ra, mẹ tôi đã thành bà ngoại, một lúc đảm đương 2 trách nhiệm vừa là mẹ vừa là bà.
Bà ngoại người mẹ vĩ đại
Sau sinh, như bao sản phụ khác, tôi về ở cùng mẹ ruột hay gọi là bà ngoại để bà tiện săn sóc, chăm nom. Tôi sinh con mỏi mệt một, bà ngoại chăm cả 2 mẹ con chúng tôi mỏi mệt mười. Tờ mờ sáng từ 4-5 giờ, tôi đã nghe tiếng bà lục đục quạt than, nấu nước,…để mà xông hơ cho gái một con vài ngày sau sinh là tôi, chỉ với mong muốn tôi được khỏe mạnh, không bệnh vặt sau sinh. Trong lúc tôi chuyên tâm với việc xông hơ, bà lại lăn tăn sợ cháu tỉnh giấc. Chăm bà đẻ và con trẻ trong tháng, nỗi cực này ai làm rồi mới hiểu. Như một bà chăm đẻ thực thụ, bà ngoại tất bật từ tờ mờ sáng đến xẩm tối với vòng xoay: nấu nướng – giặt giũ – lau dọn – chăm em.
Cũng như tôi lần đầu làm mẹ, em bé chào đời cũng là thời điểm lần đầu mẹ làm bà, nhiều việc trong chăm sóc bà đẻ mẹ đã chẳng còn nhớ rõ. Vậy nên mới có chuyện trước ngày con gái sinh tận 3 tháng, bà ngoại tò tò đi học hỏi kinh nghiệm chăm bà đẻ từ những bà ngoại khác, tối về ghi chép tỉ mỉ cần mua gì, làm gì, chuẩn bị gì cho bà đẻ trước, trong và sau sinh.
Mẹ của người mẹ – bà ngoại không bao giờ ngơi tay, sẵn lòng làm mọi thứ để con gái mới sinh có thời gian nghỉ ngơi. Bởi vì cũng đã từng trải qua đôi lần sinh nở, trong mọi mệt mỏi của tôi, bà ngoại đều nhớ về chính mình. Vậy nên bà tất tả lo toan, gắng sức chu toàn mọi thứ, để con gái vừa mới sinh con được an tâm nghỉ ngơi…
Công việc mỗi ngày của bà ngoại cứ thế tuần tự, liên hồi…Tôi ăn xong bà ngoại mới bắt đầu động đũa. Dõi theo bóng bà ngoại cứ cần mẫn chăm mẹ con tôi mỗi ngày, bản thân ngộ ra rằng “Tôi không chỉ nợ bà ngoại 1 cuộc đời, mà còn nợ cả tình yêu thương khó gì ngăn nỗi.” Giây phút trở thành mẹ, tôi mới thấu những gì bà ngoại làm, những gì bà muốn được hy sinh cho con cháu.” Không phải là sự ép buộc, bà ngoại làm tất cả những điều này vì bà muốn.
Bà ngoại cứ thế từ một người mẹ trở thành một người bà vĩ đại của cả 2 mẹ con.
“Mỗi người mẹ đều là cô con gái nhỏ bé của mẹ mình. Và người ở cạnh người mẹ mới sinh nên là mẹ của mình”. Bởi mỗi bà mẹ mới sinh cần sự chăm sóc của một người phụ nữ khác – người hiểu được khoảnh khắc này mong manh như thế nào, điều mà chỉ một người mẹ mới có thể có. Và bằng tất cả sự rộng lượng và nhẫn nại, chỉ người mẹ ấy mới đem lại cảm giác bình an và được chu toàn.