Là thực phẩm khá phổ biến trong đời sống hàng ngày nhờ đặc tính tiện lợi, bánh mì trở thành món ăn quốc dân, sự lựa chọn ưu tiên cho những bữa ăn chóng vội trong cuộc sống bận rộn này. Tuy vậy, ít ai biết rằng, bánh mì cũng có thể mang lại nhiều rủi ro không đáng có cho sức khỏe.
Tăng lượng cholesterol trong cơ thể
Bột bánh mì chứa hàm lượng cholesterol xấu cho tim mạch ngang ngửa cholesterol có trong các chất béo bão hòa. Ăn bánh mì liên tục trong khoảng 3 tháng có thể làm tăng cholesterol xấu có liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60%.
Chứa nhiều gluten gây hại
Gluten là một loại protein có trong múa mì (nguyên liệu chính tạo nên bánh mì). Có rất nhiều tranh cãi về việc gluten có tốt cho sức khỏe hay không? Trên thực tế, hầu hết cơ thể con người chịu đựng được thực phẩm có chứa gluten, mặt khác có một số người bị dị ứng với thực phẩm có chứa gluten. Việc nạp quá nhiều gluten vào cơ thể có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, tổn thương đường ruột, hội chứng kích thích đường ruột. Cho dù bạn có mắc chứng không dung nạp được gluten hay không thì việc sử dụng vừa đủ bánh mì trong bữa ăn hàng ngày cũng giúp cơ thể bạn tránh được một số tác dụng phụ không mong muốn từ loại thực phẩm này.
Gây bệnh táo bón
Bất kì thực phẩm nào làm từ bột cũng có thể là nguyên do gây nên chứng táo bón hoặc khiến chúng trở nên thêm trầm trọng. Mặc dù được chế biến từ nguyên liệu chính là lúa mì, nhưng bột mì đã bị loại thành phần chính là chất xơ có lợi cho đường ruột. Đây cũng chính là lý do bánh mì có thể gây táo bón nếu bạn ăn quá nhiều.
Bánh mì không có chất dinh dưỡng
Đây có thể là thông tin khá bất ngờ cho đa số người thường chọn bánh mì là thực phẩm chính cho bữa sáng. Trên thực tế bánh mì được là từ bột mì và bột nở để giúp chúng nở to. Do đó, bản thân bánh mì không chứa nhiều chất dinh dưỡng như vẻ ngoài to tròn của nó. Đồng ý rằng việc sử dụng bánh mì trong bữa ăn là không sai, nhưng việc sử dụng chỉ riêng bánh mì trong bữa ăn như một món chính là không tốt cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng kết hợp bánh mì ăn kèm với các thực phẩm dinh dưỡng hay uống với sữa để đảm bảo năng lượng cho cơ thể, nhất là vào bữa sáng.
Chứa lượng muối cao
Các nhà khoa học khuyên rằng bạn không nên sử dụng quá 2.300 mg muối mỗi ngày. Những người mắc chứng cao huyết áp, bệnh thận hoặc các nguy cơ về tim chỉ nên tiêu thụ 1.500 mg muối hoặc ít hơn mỗi ngày. Trong khi đó, các loại bánh nướng, trong đó có bánh mì lại chứa lượng muối đáng kể. Một lát bánh mì có chứa từ 120–211 mg muối, tùy thuộc vào thành phần và phương pháp chế biến. Khi bạn ăn các loại bánh mì nhất là dưới dạng pizza, sandwich,.. thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang nạp quá nhiều muối vào cơ thể. Và điều này vượt quá nhu cầu muối mà cơ thể cần. Dư thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tim mạch, thận, tiết niệu,…
Tăng cân
Ăn nhiều bánh mì sẽ làm bạn tăng cân do lượng tinh bột trong đó. Tuy nhiên, cũng tùy vào loại bánh mì mà bạn sử dụng. Đối với các loại bánh mì trắng, hоặc một số lоại bánh mì được chế biến với nhiều dầu mỡ như bánh mì hаmburgеr, bánh mì kẹр thậр cẩm,… có thể khiến bạn tăng cân do các thực phẩm, dầu mỡ đi kèm,…
Mặc dù là loại thực phẩm ngon, bổ, rẻ lại vô cùng tiện lợi nhưng cân nhắc về việc sử dụng bánh mì một cách hợp lí là điều cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe bản thân.