Home Sống Khỏe Bài Thuốc Hay Kháng khuẩn, đẩy lùi virus với tinh dầu từ thiên nhiên

Kháng khuẩn, đẩy lùi virus với tinh dầu từ thiên nhiên

523
0

Đột nhiên bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng làm sao để chữa. Đa số trong chúng ta lựa chọn kháng sinh như một liều “tiên dược” để chữa bệnh tuy vậy lại không biết được rằng việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể mang đến nhiều tác động tiêu cực cho cơ thể. Quên đi thuốc kháng sinh với nhiều biến chứng khôn lường, cùng tìm hiểu về tinh dầu: vị cứu tinh từ thiên nhiên với khả năng đẩy lùi viêm nhiễm do vi khuẩn một cách mạnh mẽ.

Tinh dầu hoa cúc

Được chứng minh có tác động tích cực trong việc làm giảm sưng, đau, chống khuẩn,…Hoa cúc nói riêng và tinh dầu hoa cúc nói chung là liều thuốc tự nhiên có khả năng chữa lành các vết chàm, vết loét, bệnh gút, kích ứng da, vết bầm tím, bỏng, lõi tai, thủy đậu, nhiễm trùng tai và mắt, phát ban.

Bên cạnh đó, hoa cúc còn được biết đến là phương thuốc có lợi cho đường tiêu hóa, hỗ trợ hiệu quả trong các trường hợp: rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, tiêu chảy và ói mửa.

Nhờ khả năng thẩm thấu sâu, nhanh qua các lớp da, tinh dầu hoa cúc có thể hiện khả năng  hỗ trợ giảm đau khớp mạnh mẽ. Khi bôi tại chỗ hoặc thêm vào bồn tắm nước ấm, tinh dầu hoa cúc La Mã giúp giảm đau ở lưng dưới, đầu gối, cổ tay, ngón tay và các khu vực có vấn đề khác.

Tinh dầu quế

Từ xa xưa quế đã là một vị thuốc quan trọng trong Đông Y, cùng xem tinh dầu quế có thể làm được gì. Bàn về công dụng của tinh dầu quế, không thể không nói đến công dụng chống viêm nhiễm tuyệt vời. Tinh dầu quế có nguồn gốc từ vỏ cây sẽ có hoạt tính kháng khuẩn mạnh đối với nhiều chủng vi khuẩn có hại.

Bên cạnh đó, tinh dầu quế cũng có tác động tích cực trong việc hỗ trợ giảm thiểu cơn ho, long đờm, chữa cảm, giảm đau do viêm khớp, thấp khớp, tăng cường tuần hoàn máu,…

Tinh dầu gừng

Được chiết xuất từ tinh củ gừng tươi, tinh dầu gừng có hiệu quả trong việc trị ho, viêm họng, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản. Xoa tinh dầu gừng lên cổ họng từ 1-3 lần mỗi ngày sẽ tốt cho người bị ho, viêm họng, cảm lạnh.

Các hoạt chất có trong gừng cũng gây ức chế các vi khuẩn Gram dương và âm gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Tinh dầu gừng còn có khả năng kích thích sinh trưởng các Lactobacillus – một loại vi khuẩn lành tính rất tốt cho đường tiêu hóa. Sử dụng 2 – 3 giọt tinh dầu chiết xuất từ gừng vào nước ấm để tắm có thể giúp loại bỏ độc tố, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tinh dầu tràm trà

Được biết đến như một món vật dụng không thể thiếu cho mọi bà đẻ, tinh dầu tràm có tác dụng tích cực trong điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ, đồng thời cũng có tác dụng phòng, chống gió, cảm lạnh. Tinh dầu tràm cũng chứng minh sức mạnh không nhỏ của mình khi được minh chứng là phương thuốc hiệu quả trong phòng ngừa bệnh cúm nhờ α-Terpineol có nhiều trong tinh dầu tràm.

Với người mắc chứng đau nhức xương khớp, đặc biệt là người cao tuổi, sử dụng tinh dầu tràm để xoa bóp thường xuyên tại những vị trí nhức mỏi có thể xoa dịu cơn đau.

Bạn có thể cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc xông tinh dầu tràm để giúp không khí trong phòng sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng

Tinh dầu tràm được dùng để chữa các bệnh phụ khoa gây ra bởi vi khuẩn, vi rút và các loại nấm. Xoa tinh dầu tràm lên các vùng da bị nấm hay vi khuẩn có thể hạn chế sự lây lan của nấm, vi khuẩn. Tắm với nước pha tinh dầu tràm mỗi ngày tăng khả năng điều trị, giúp bệnh mau khỏi.

Các loại tinh dầu kể trên chỉ phát huy hết công hiệu khi được sử dụng đúng cách. Có nhiều cách khác nhau để sử dụng tinh dầu, thường gặp nhất là bôi trực tiếp, pha cùng nước để tắm, phun sương hoặc xông hơi. Hầu hết tinh dầu đều ở dạng cô đặc nên luôn cần pha loãng trước khi sử dụng. Luôn nhớ kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và cân đo liều lượng phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất khi sử dụng.

Chúc các bạn tìm được cho mình một loại tinh dầu phù hợp không chỉ mang công dụng thông thoáng nhà cửa mà còn có tác động tích cực đối với sức khỏe của bạn và gia đình

Tổng hợp

Previous articleHôn nhân nào có thiếu những ngày giông bão
Next article10 câu nói triết lý sâu sắc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn