Cà phê được xem là thức uống không thể thiếu trong bữa sáng của nhiều người Việt. Một ly cà phê có thể giúp tinh thần tỉnh táo, khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng. Tuy vậy, việc uống cà phê quá nhiều có thể biến chúng thành một loại thuốc độc
Không có giá trị dinh dưỡng, vô vị, 1 người trưởng thành có thể tiêu thụ 400 mg caffeine mỗi ngày. Sử dụng caffeine thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng nghiện.
Khi bạn tiêu thụ cùng một lượng caffeine hàng ngày, cơ thể sẽ tự sản sinh khả năng chịu đựng chất này. Tùy vào các yếu tố tuổi tác, trọng lượng cơ thể, sức khỏe tổng quát mà của người dùng mà quyết định khả năng chịu đựng của họ đối với caffeine. Nếu bạn muốn giảm lượng caffeine, tốt nhất là giảm mức tiêu thụ từ từ.
Các bệnh lý về hệ thống thần kinh trung ương
Là thức uống chứa nhiều caffeine, cà phê là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Do đó cà phê sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo, giảm mệt mỏi khi sử dụng. Có những ưu điểm này, một số người tự coi cà phê là một loại thức uống tốt cho sức khỏe. Cũng giống như hầu hết các loại thực phẩm, việc sử dụng thường xuyên, quá liều lượng quy định có thể gây nhiều nguy cơ và tác dụng phụ.
Việc ngưng hoặc cai caffeine đối với người thường xuyên sử dụng cũng là một vấn đề lớn. Khi các mạch máu trong não đã quen với tác dụng của caffeine, việc ngưng cà phê đột ngột có thể khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng: đau đầu, lo lắng, cáu gắt, buồn ngủ,…
Các bệnh lý về hệ thống tiêu hóa và bài tiết
Cà phê có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, do vậy với những người có vấn đề về hệ tiêu hóa, cà phê không phải là một thức uống phù hợp. Caffein không lưu lại trong cơ thể mà được xử lý ở gan sau đó được bài tiết qua đường tiểu. Do vậy, người sử dụng cà phê thường xuyên thường có xu hướng tiểu nhiều hơn bình thường.
Các bệnh lý về hệ tuần hoàn và hô hấp
Caffeine tồn tại ở dạ dày và thẩm thấu qua thành dạ dày vào máu, qua đó dễ làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn do adrenaline tăng. Tình trạng này diễn ra trong 1 – 2 giờ đồng hồ và sẽ trở về trạng thái bình thường. Tuy vậy, nếu bạn có nhịp tim không đều, cao huyết áp, caffeine có thể khiến tim bạn làm việc vất vả hơn. Trong một số ít trường hợp, quá liều caffeine có thể dẫn đến tử vong do co giật hoặc nhịp tim không đều.
Các bệnh lý về hệ thống cơ xương khớp
Sử dụng caffeine quá liều lượng có thể cản trở sự hấp thu và chuyến hóa canxi trong cơ thể, được xem là nguyên do góp phần gây nên tình trạng loãng xương.
Sử dụng quá nhiều caffeine cũng có thể khiến cơ bắp co giật, hoặc đau cơ nếu tạm dừng tức thời.
Các bệnh lý về hệ thống sinh sản
Là một chất kích thích, caffeine có thể khiến nhịp tim và sự trao đổi chất ở thai nhi tăng lên. Do vậy, quá nhiều caffeine cũng có thể khiến thai nhi chậm phát triển và tăng nguy cơ sảy thai. Đó cũng chính là lý do caffeine bị liệt vào dạng chất cấm với thai phụ.
Là một thức uống hỗ trợ cho nhu cầu cuộc sống, cà phê chỉ tốt khi bạn biết sử dụng nó trong chừng mực. Cùng trở thành nhà thông thái trong cách tiêu thụ thực phẩm.
Sưu tầm
Theo Healthline