Mùa nào thì cũng có những thức ăn cần hạn chế và mùa đông cũng vậy. Nhân lúc gió heo may đang về, hương vị mùa đông lạnh lẽo lại ngập tràn mọi nẻo đường, cùng mùa gió heo may điểm danh những thực phẩm nên tránh nếu không muốn bị ngộ độc cho trong mùa đông này.
Cải thảo bị dập nát, thối rữa
Cải thảo là loại rau được ưa chuộng sử dụng bởi độ ngon và tươi xanh của nó. Từ cải thảo có thể chế biến được rất nhiều món ngon như: cải thảo luộc, cải thảo nhúng lẩu, canh cải thảo, kimchi,… Mùa đông lại chính là mùa của cải thảo. Tuy nhiên các bạn nhớ tuyệt đối không ăn cải thảo bị dập nát, thậm chí là thối rửa nhé. Trong cải thảo chứa nhiều chất nitrat, nếu bị dập nát, thối rữa thì hàm lượng nitrat sẽ tăng lên gấp nhiều lần và vô tình nó trở thành thực phẩm có độc tố nguy hiểm.
Nếu ăn nhiều phần rau bị hỏng sẽ dễ gây ngộ độc nitrit. Triệu chứng ngộ độc thường gặp là chóng mặt, đau đầu, nôn, khó thở nặng, huyết áp bất ổn. Thường thì cải thảo sử dụng trong gia đình sẽ tránh được tình trạng này, nhưng nếu ở hàng quán thì nên cận thận hơn nhé. Tốt nhất nên ăn rau tươi mỗi ngày. Rau chưa dùng đến cần phải bảo quản cẩn thận trong ngăn mát tủ lạnh.
Sữa đậu nành sống
Mọi người đều biết sữa đậu nành quá tuyệt cho sức khỏe đúng không. Tuy nhiên uống sữa đậu nành sống lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Thành phần sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế độc hại trypsin, dễ gây độc sau khi uống. Do đó, sữa đậu nành phải được nấu chín kỹ trước khi uống.
Cần hiểu rằng không phải thấy sữa sôi bùng là đã chín. Cần phải nấu sữa sôi liên tục trong vòng 5-10 phút mới đảm bảo được sữa đã được nấu chín kĩ. Nhất là với những bà nội trợ muốn nấu sữa tại nhà. Đây là điều đáng lưu tâm nhé.
Khoai tây nảy mầm hoặc nấu chưa chín
Khoai tây lại là một loại thực phẩm khác cần được chú trọng. Khoai tây mọc mầm có chứa chất độc là điều có lẽ nhiều người đã biết nhưng khoai tây nấu chưa chín cũng dễ gặp phải tình trạng tương tự. Trong khoai tây nảy mầm hay nấu chưa được chín đều chứa chất độc solanine, dễ gây ngộ độc sau khi ăn.
Để tránh ngộ độc khi dùng khoai tây, cần đảm bảo khoai được tươi, bảo quản khoai ở nơi nhiệt độ thấp, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Khi nấu khoai tây nên cho một chút giấm để phá vỡ độc tố có trong khoai.
Bên cạnh việc phòng tránh những loại thực phẩm trên, mọi người cũng nên chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chung với nhiều loại thực phẩm khác. Nếu vào mùa hè, thực phẩm bị nóng dễ ôi thiu gây tiêu chảy, ngộ độc thì vào mùa đông một số loại thực phẩm như: mắm cá, xoài, các loại đồ chua, đồ để lạnh,…cũng dễ gây nguy cơ tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm cao ở người. Cùng lưu ý để mỗi bữa cơm đều là hạnh phúc.