Ăn cháo mỗi ngày: Mất cân bằng dinh dưỡng
Một số người cao tuổi vì chức năng nhai kém nên ăn cháo quanh năm, thậm chí nghiên cứu các loại cháo thuốc để duy trì sức khỏe. Theo quan sát của chuyên gia dinh dưỡng, những người cao tuổi thời gian dài ăn cháo thường có cơ thể tương đối gầy, nguyên nhân là vì nhu động đường ruột kém. Nếu ăn cháo trong thời gian dài, tổng lượng calo và chất dinh dưỡng không đủ để cơ thể hấp thu, dễ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
Vì vậy dù cháo thuốc có thành phần tốt cho sức khỏe thế nào nhưng không nên dùng thường xuyên trừ khi cơ thể quá yếu.
Bổ sung vitamin bừa bãi: Gây kết sỏi
Nhiều người sử dụng vitamin tổng hợp như một sản phẩm vạn năng để duy trì sức khỏe, mỗi ngày uống vài viên. Thực tế, nếu cơ thể không thiếu vitamin, uống thêm vitamin là một sự lãng phí, thậm chí còn làm tình trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một lượng lớn vitamin C ở bệnh nhân bị loét dạ dày không chỉ không hiệu quả mà còn làm tăng sự kích thích của dạ dày.
Thông thường, viên sủi vitamin C được sử dụng làm thuốc để cải thiện khả năng miễn dịch, nhưng chỉ những người bị thiếu vitamin mới cần được bổ sung. Một khi dùng quá liều vitamin C trong thời gian dài, nó cũng có thể dẫn đến kết sỏi ở đường tiết niệu và đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch.
Canxi bừa bãi: Cảnh giác với chứng tăng canxi huyết, sỏi thận
Nhiều người cao tuổi nghĩ rằng uống bổ sung canxi càng nhiều xương càng khỏe nhưng đây là quan điểm sai lầm. Theo khuyến nghị của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc cho biết nhu cầu canxi hàng ngày của người có cân nặng từ 50 – 70 kg là khoảng 1000mg.
Bổ sung canxi quá mức sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt và kẽm của cơ thể, và cũng có thể gây ra các biến chứng như tăng canxi máu và sỏi thận. Trên thực tế, một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể cung cấp đủ canxi bao gồm sữa, các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ đậu nành và rau lá xanh.
Tám ly nước mỗi ngày: Thận bị tổn thương
Nhiều người thường nói “Uống 8 cốc nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh” nhưng không biết rằng nhu cầu nước hàng ngày của người trưởng thành là khoảng 2.000 ~ 3.000 ml, tương đương với khoảng “8 cốc nước”. Tuy nhiên, canh hay các món súp trong bữa ăn cũng giúp bổ sung nước.
Vì vậy, hàng ngày chúng ta chỉ cần bổ sung 1.000ml nước là đủ, mỗi lần uống phải dưới 300ml. Uống nước quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, gây ngộ độc và làm tổn thương thận. Quá lượng nước cơ thể cần cũng có thể gây ra “hạ natri máu”, gây buồn ngủ, buồn nôn, co giật và thậm chí hôn mê.
Ăn nóng: Gây ung thư thực quản
Nhiều người có sở thích ăn cay, nóng, điều này mang lại cảm giác ngon miệng nhưng lại gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Thực quản của con người rất mềm và chỉ chịu được nhiệt độ từ 50°C đến 60°C. Nếu vượt quá nhiệt độ này, niêm mạc của thực quản sẽ bị tổn thượng nặng.
Nếu bạn thường xuyên ăn thức ăn nóng, có thể hình thành vết loét bề mặt, lâu dần phát triển thành các khối u.
Đi 10.000 bước mỗi ngày: Có thể gây tổn thương cho đầu gối
Các chuyên gia chỉ ra rằng, đi bộ rất tốt cho sức khỏe, nhưng phải nắm vững các phương pháp phù hợp. Bởi đi bộ quá nhiều có thể gây tổn thương nhất định cho đầu gối.
Đối với những người có thói quen tập thể dục, đi 10.000 bước không quá khó khăn. Ngược lại, nếu bạn đột ngột đi bộ quá nhiều có thể phản tác dụng, gây tổn thương cho khớp gối, dây chắng và xương chân. Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên luyện tập từ ít tới nhiều, cho cơ thể thời gian làm quen, thích ứng.