Home Sống Khỏe Bệnh Thường Gặp Những điều cần biết về viêm nha chu ở tuổi trung niên

Những điều cần biết về viêm nha chu ở tuổi trung niên

Người xưa có câu, cái răng cái tóc là góc con người. Nhưng bước qua tuổi 40, “góc con người” bắt đầu lão hóa, không chỉ mái tóc lốm đốm sợi đen sợi trắng mà sức khỏe răng miệng dần suy yếu. Và một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở tuổi trung niên là viêm nha chu.

2964
0

Biểu hiện của viêm nha chu

Viêm nha chu hiểu đơn giản là tình trạng nhiễm trùng, sưng đỏ bắt đầu từ nướu lan sang các phần dây chẳng và mô lân cận rồi xâm nhập vào xương ổ răng. Ở giai đoạn đầu, hầu như những người bị viêm nha chu không thấy có biểu hiện gì khác lạ ở miệng vì mầm mống của bệnh này phát triển khá thầm lặng. Nhưng sau một thời gian, người bệnh bắt đầu thấy đau nhức, lợi sưng đỏ, dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc đau buốt khi va chạm mạnh trong lúc nhai, miệng có vị mặn. Ngoài ra hơi thở trở nên nặng mùi cũng là  để nhận biết mắc bệnh viêm nha chu. Thậm chí, khi bệnh phát triển ở giai đoạn nặng còn xuất hiện mủ và máu khi ấn tay vào nướu.

Tác hại của viêm nha chu

Do bị đau răng nên bệnh nhân viêm nha chu thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng. Ngoài ra, chức năng răng suy yếu dẫn đến tình trạng răng gãy rụng và nguy hiểm hơn là gây ra một số biến chứng về bệnh tim mạch và tiểu đường ở người trung niên.

Cụ thể là khi vi khuẩn viêm nha chu ăn sâu vào tủy răng có thể theo đường mạch máu tấn công xuống tim. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng vi khuẩn nha chu gián tiếp ức chế, khiến gan thải ra các động tố có hại cho tim mạch ( suy tim, tai biến mạch máu não…).Ở khía cạnh khác thì vi khuẩn nha chu theo đường máu đến các tế bào sẽ gây ra phản ứng kháng isulin. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở người trung niên.

Vì sao người trung niên thường mắc viêm nha chu?

Càng nhiều tuổi, quá trình trao đổi chất bị đình trệ kéo theo hệ miễn dịch răng miệng cũng suy yếu. Các liên kết bảo vệ răng dần lỏng lẻo tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công làm cho các mô nha chu bị viêm nhiễm. Bên cạnh đó, thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, cấu trúc răng không khít khiến các mảng thức ăn thừa bám vào kẽ răng. Đây là môi trường thuận lợi để các ổ vi khuẩn tấn công nướu răng gây nên tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỉ lệ mắc nha chu ở những người hút thuốc gấp 3 lần những người không hút thuốc lá.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ nắm được tình trạng sức khỏe răng miệng của mình để kịp thời điều chỉnh kịp thời. Muốn giữ được sức khỏe tổng quát thì các bạn cũng phải bảo vệ răng miệng nhé!

Previous articleVì sao những cụ già 80 tuổi ở Nhật Bản vẫn làm việc?
Next articleGiấc mơ hồng