Bi kịch bắt nguồn từ đâu? Có nhiều nguyên do khiến con người phải hứng chịu bi kịch, nguyên do từ khách quan, số phận, chúng ta không thể tự đoán định. Thế nhưng nếu nguyên do đến chính từ bản thân ta, đó lại do chính ta có thể tự xoay vần được.
Cổ nhân đúc kết qua ngàn đời đã dạy về ba kẻ thù mang tên xa xỉ, lười nhác và kiêu căng. 3 kẻ thù này do tự tay ta tạo và theo ta đến cuối đời cũng chính là con đường ngắn và nhanh nhất đẩy chúng ta vào thất bại.
Xa xỉ là kẻ thù
Nhà mà bại vong tất do xa xỉ. Xưa nay được nghe dạy đức tính tiết kiệm, cần mẫn suốt cuộc đời ai nói xa xỉ là hay. Xa xỉ dẫn đến tan cửa nát nhà, tiêu tán tài sản là việc đã được chứng minh qua ngàn đời.
Ví như trong lịch sử Trung Hoa, những ví dụ có liên quan tới việc quân vương vì xa xỉ vô độ mà mất nước nhiều không kể xiết. Ví như năm xưa Trụ vương đổ rượu đầy ao, treo thịt đầy rừng, Tùy Dương Đế tham lam vô độ, hậu Đường thích ăn chơi hưởng lạc,…kết cục như thế nào hẳn chúng ta đều rõ.
Cho tới ngàn đời sau, những tấm gương vì xa xỉ mà bại vong vẫn rành rành trước mắt.
“Khắc tinh” của thói xa xỉ lại chính là đức tính tiết kiệm. Bàn về điều này, Gia Cát Lượng trong “Giới Tử Thư” từng viết: “Tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức”.
Ngụ ý của Khổng Minh tiên sinh có nghĩa là, đời người nhờ vào nội tâm an tĩnh mà tu dưỡng, còn phẩm đức thì dựa vào tác phong cần kiệm rèn giũa mới thành.
Người an nhàn thường nhận thất bại
Cổ nhân có câu “yến an chậm độc, bất khả hoài dã”, có nghĩa là ham muốn an nhàn, hưởng lạc chẳng khác nào uống rượu độc tự sát.
Muốn an nhàn nhưng lại mong giàu sang phú quý, vinh hoa đầy người. Đây hẳn chính là một loại mâu thuẫn. Đừng ví người hoàng gia vẫn sống giàu sang, người giàu có vẫn sống cuộc đời không lo toan,…Mỗi người sống trong cảnh ấy đều cố gắng hết sức trong công việc của mình. Người hoàng gia sống cuộc đời cần sống của hoàng tộc với đầy lễ giáo, phép tắc; người giàu có muốn được như hôm nay trước kia đã cố gắng vươn lên, lao động hết mình mới có thành tựu ngày hôm nay. Không có lao động tiền có nhiều như núi rồi cũng lở, lấy đâu ra sự an nhàn?
An nhàn quá lâu có thể khiến con người ta biến chất, thoái hóa. Còn gian nan, ưu sầu mặc dù làm ta nhất thời mệt mỏi, thậm chí đau khổ, nhưng lại giúp ta rèn luyện nên phẩm chất kiên cường.
Cho nên theo quan niệm của người xưa, con người ta nên từ âu sầu, khốn khổ mà rèn luyện bản thân chứ không nên mãi chìm đắm xong an vui mà sinh ra lười nhác.
Người đời chê ghét cũng vì kiêu ngạo
Kiêu ngạo, tự mãn vốn là ngọn nguồn của mọi sự tổn thất. Người kiêu ngạo sẽ tự đánh mất sự cầu tiến của bản thân. Con người một khi kiêu ngạo, tất sẽ tự cho mình cái quyền đứng trên người khác, thậm chí còn hất hàm sai khiến.
Từ cổ chí kim, chẳng ai thích thú hoặc lấy làm nguyện ý chung sống, làm việc của người kiêu ngạo. Bởi lẽ, ngạo mạn chính là một loại tôn nghiêm không nhận được sự ủng hộ.
“Bệnh của người thời nay, phần lớn chẳng qua là kiêu ngạo. Mà tội ác trong suốt mấy trăm năm qua, tất cả do kiêu ngạo mà nên”.
Con người một khi có lòng kiêu ngạo tự nhiên sẽ lơi lỏng cảnh giác trên nhiều phương diện. Loạn lạc, thất bại từ đó cứ theo nhau mà kéo tới. Kiêu ngạo là con đường tự diệt vong. Cho nên cổ nhân mới có câu “kiêu công tất bại”.
Thứ gọi là “quân tử biết không kiêu” ý nói chỉ cần bản thân có chí lớn, có định lực, dù biết nhiều tới đâu vẫn có thể thản nhiên như thường, không tự mãn, kiêu căng chút nào.
Ngược lại, kẻ tiểu nhân chữ nghĩa chẳng được bao nhiêu, nhưng lại chỉ thích đi khoe khoang thể hiện bản thân, ngạo mạn, kiêu căng trước người khác.
Chúng ta nên hiểu rõ, một đời người không thể không kiên định, nhưng cũng tuyệt đối không nên kiêu ngạo.
Cái kiêu của kẻ tiểu nhân là khí tức ngạo mạn lộ ra bên ngoài, còn cái kêu của người quân tử lại là khí phách toát ra từ nội tâm cao quý và kiên định bên trong.