Chạy bộ luôn là một bài tập dễ dàng và cực kì có lợi cho sức khỏe cho mọi người. Tuy vậy trong một vài trường hợp liên quan đến bệnh lý và tình trạng sức khỏe, bài tập chạy bộ tưởng đơn giản, dễ dàng và vô hại lại đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong. Trong bài viết dưới đây, Mùa gió heo may sẽ liệt kê 6 nhóm người tuyệt đối không nên chạy bộ để bảo vệ sức khỏe theo lời khuyên của chuyên gia y tế.
Người béo phì
Người béo phì thường lựa chọn bài tập chạy bộ là phương thức giảm cân hiệu bởi cho rằng việc vận động cơ đùi, chân, eo, cánh tay,…nói cách khác là toàn thân vận động sẽ giúp giảm cân thuận lợi. Đây thực ra chỉ là hiểu lầm của những người béo phì, bởi bài tập chạy bộ thực sự không phải là phương thức giảm cân hiệu quả dành cho họ, trong một vài trường hợp xấu còn có thể dẫn đến chấn thương hoặc gãy xương đầu gối. Lý giải về điều này, các chuyên gia y tế cho biết: “Khi chạy bộ, đôi chân của họ sẽ phải chịu một áp lực rất lớn. Nếu duy trì trong thời gian dài thì áp lực từ trọng lượng cơ thể sẽ dồn nén xuống đôi chân, khiến các khớp gối có thể bị mệt mỏi hay thậm chí là gãy xương đầu gối.”
Vậy đâu mới là giải pháp giảm cân cho người béo phì? Thay vì lựa chọn chạy bộ, người béo phì có thể lựa chọn những bài tập tại chỗ cùng chuyên gia thể hình, kết hợp với chế độ ăn, dinh dưỡng hợp lý sẽ cho kết quả như mong đợi.
Người từng bị chấn thương khớp gối
Người từng bị chấn thương khớp gối không phải là đối tượng phù hợp với bộ môn chạy bộ. Lý do được các chuyên gia đưa ra cực kỳ thuyết phục. Bản chất khớp gối ở người bị chấn thương khớp gối đã không được “khỏe” như người bình thường, việc chạy bộ thường xuyên, tần suất cao tạo một áp lực lớn lên khớp gối, khiến chúng quá tải. Chạy bộ có thể khiến khớp gối của bạn tái chấn thương, thậm chí nặng nề thêm khi các khớp liên quan cũng chịu chung cảnh liên lụy, chị phá hủy và chấn thương hoàn toàn.
Lựa chọn các môn thể thao thay thế, ít tác động đến các khớp gối là lời khuyên phù hợp dành cho người bị chấn thương khớp gối.
Người mắc bệnh về tim
Người bệnh tim mạch thường được bác sĩ khuyên nên chạy bộ, vận động nhẹ nhàng để phòng chống và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy vậy cũng có một vài người bệnh tim mạch đặc biệt không nên chạy bộ. Các chuyên gia y tế chỉ ra cụ thể 3 nhóm người bệnh tim mạch với các biểu hiện bệnh lý không nên chạy bộ bao gồm:
– Những người từng có cơn đau tức tim trong vòng hai tháng trở lại.
– Những người chỉ làm việc nhà nhẹ hoặc lên một tầng cầu thang cũng tức ngực, thở dốc.
– Những người từng có những cơn đau tức tim trong vòng hai tháng trở lại.
Người cao tuổi
Người cao tuổi là đối tượng thường được khuyên phải thường xuyên vận động, tập luyện để các khối cơ được linh hoạt, dẻo dai và tránh thoái hóa. Tuy vậy, người cao tuổi cần cân nhắc và lựa chọn các bài tập phù hợp để bảo vệ sức khỏe. Và bài tập chạy bộ là bài tập đầu tiên cần tránh.
Người từ 60 tuổi trở lên, các hệ thống cơ bắp, dây chằng bị lão hóa khiến chúng không còn tính đàn hồi tốt như thời trai trẻ. Các bài tập đòi hỏi sự vận động liên tục, nhanh, mạnh với cường độ cao như chạy bộ thực sự không phù hợp với sức khỏe của các dây chằng, khớp, cơ bắp,…vốn đã không còn khỏe mạnh. Việc này dễ khiến chúng bị tổn thương và yếu đi, trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng không tốt tới khớp và xương chân, gây nhiều bệnh tật.
Thay vì chạy bộ, người bệnh nên chọn đi bộ trong khoảng 30-45 phút để tăng tuần hoàn máu, vận động vừa đủ.
Người bị đái tháo đường
Người bị bệnh đái tháo đường đã tiêm insulin thì không được chạy bộ trong trạng thái đói bụng để tránh hạ đường huyết.
Người bị thoát vị đĩa đệm
“Đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giúp giảm xóc. Khi bạn chạy liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh.” Đây chính là lời cảnh báo của chuyên gia y tế đến những người bị thoát vị đĩa đệm.
Bài tập chạy bộ thực sự không tốt cho sức khỏe người bệnh thoát vị đĩa đệm, nếu không muốn nói là có thể khiến chúng trầm trọng hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh muốn tiếp tục chạy bộ sau bình phục bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên hợp lý về vận động và các bài tập bổ trợ.