Đó chỉ là một câu hát vu vơ mà tôi vẫn thường hay nghe, song có lẽ nó là đại diện cho cả một thế hệ trẻ. Tại sao ư? Vì chúng ta đâu được chứng kiến sự tàn nhẫn của chiến tranh, sự khó khăn của những người lính bất đắc dĩ phải cầm súng và cả sự khổ cực của hậu phương,… Chúng tôi cũng đâu cảm nhận được chiến tranh, chẳng thấy được cái gọi là xót thương đối với những bà mẹ mất con, những đứa con mất cha và tất nhiên cũng không thể thấy được niềm vinh quang, hãnh diện khi cả đất nước hân hoan giải phóng, thống nhất bởi lúc đó chúng tôi đâu đã được ra đời!
Chúng tôi là những người hôm nay rất may mắn được dự ngày lễ tri ân đầy ý nghĩa này mặc dù trong chúng tôi nhiều người còn đó những thương tích, bệnh tật, những mất mát hy sinh, những người thân do chiến tranh để lại, cảm nhận được sự quan tâm, tri ân của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với chúng tôi với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc mà Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đời đời biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc”, các thương binh, bệnh binh đã cống hiến máu xương, sức lực cho dân tộc.
Dù rằng chiến tranh đã đi qua, song những di chứng của chiến tranh vẫn còn hiện hữu. Nó để lại cho mỗi người, mỗi gia đình, bạn bè và người thân các thương binh, liệt sỹ. Những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng,… để giờ đây những nghĩa trang Trường Sơn, Đường 9,… bạt ngàn những ngôi mộ, biết bao làng không chồng, trại thương binh và rất rất nhiều những hài nhi bé nhỏ dị tật được sinh ra trên đất nước. Đó là bằng chứng của tội ác chiến tranh, là những tiếng bi ai rung động đất trời. Ngoài những mất mát, hi sinh mà các anh đã vinh viễn mất đi ở chiến trường thì vẫn còn đó những di chứng, thương tật mà các anh còn để lại trên cơ thể của mình cũng như để lại cho thế hệ con cháu về sau này. Đó là các nạn nhân của chất độc màu da cam, đó là những đứa trẻ bị di chứng của chiến tranh do bố mẹ tham gia chiến trường…. Những nỗi đau đó vẫn còn hiện hữu, chưa thể nguôi ngoai trong nhiều gia đình, dòng họ. Thấy rõ được điều này, chúng ta càng cảm thông, chia sẻ hơn nữa cho hoàn cảnh của họ, đồng thời càng căm thù hơn đối với kẻ thù đã gieo rắc nên tội ác này.
Ăn quả phải nhớ người trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lý nhân ái có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này đã và đang được nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu nhất.
Hướng về kỷ niệm XX năm ngày thương binh liệt sĩ, mỗi một con người Việt Nam chúng ta chắc hẳn đều bộc lộ cảm xúc của mình khác nhau song tất cả đều cùng một mục đích đó là biết ơn những người con đã cống hiến, chiến đấu để cho chúng ta có được hòa bình độc lập hôm nay. Chúng ta tin tưởng và quyết tâm giữ vững nền tự do độc lập ấy.
Là tuổi trẻ…., chúng ta phải kiên định chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, luôn tin tưởng và chấp hành nghiêm những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quyết tâm cao nhất trong nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, đóng góp trí tuệ, sức lực, tài năng cho sự phát triển nhanh, mạnh mẽ, bền vững của đất nước, xứng đáng với sự hy sinh và kỳ vọng của các anh hùng, liệt sĩ, các thế hệ cha anh đi trước. Năng động, sáng tạo, luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo tinh thần của “tuổi trẻ sáng tạo”. Có tinh thần hỗ trợ nhau trong công tác cũng như cuộc sống hàng ngày, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay có quyền tự hào về thế hệ cha anh đi trước. Chúng ta hãy noi gương các anh hùng liệt sỹ – những người đã hiến trọn đời mình cho tổ quốc, bằng những hành động cụ thể hãy cống hiến hết sức mình cho tổ quốc, xây dựng đất nước ta “ngày càng to đẹp hơn” sánh vai với các cường quốc trên thế giới như lời chủ tịch hồ chí minh đã căn dặn.