Home Sống Khỏe Bệnh Thường Gặp Rước bệnh vào thân với thói quen ăn mặn của người Việt

Rước bệnh vào thân với thói quen ăn mặn của người Việt

556
0

Do nhiều yếu tố về thời tiết, văn hóa ẩm thực,… người Việt có thói quen nêm nếm khá đậm, đôi khi là quá mặn trong bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn nhiều muối, ăn mặn trên thực tế gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, ăn mặn có thể là nguyên nhân chính gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm như:ung thư dạ dày, tăng huyết áp, tim mạch, nhồi máu cơ tim.

Tại Viện Tim mạch Việt Nam, các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành và hầu như ai cũng có thói quen ăn mặn. Quan niệm mặn để các món ăn trở nên đậm đà không phải ngon mà nguy hiểm cho sức khỏe.

Không ít người có thói quen ăn mặn, các món ăn truyền thống của người Việt chứa lượng muối cao như: dưa cải chua, cà dầm,…dễ rơi vào tình trạng báo động với các căn bệnh nguy hiểm.

Người Việt thường nạp vào cơ thể lượng muối ăn gấp đôi khuyến cáo

Người Việt ăn rất mặn. Một trong những thói quen của gia đình Việt là thường xuyên dùng món chấm như bát nước mắm, nước tương trên bàn ăn dù các món ăn đã được nêm nếm vừa. Nhiều người có thói quen ăn mặn dù biết ăn mặn không tốt cho sức khỏe nhưng vẫn rất khó để bỏ thói quen này.

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia tại tỉnh Phú Thọ, người dân ở đây ăn trung bình khoảng hơn 9,5 gram muối mỗi ngày, gấp đôi khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Cuzng theo nghiên cứu này, ở các vùng khác trên khắp cả nước, người dân còn ăn nhiều muối hơn.

Vậy đâu là lượng muối tiêu chuẩn ngày cho mỗi người/ ngày? Mỗi người chỉ nên ăn khoảng 5 gram muối mỗi ngày tương đương với khoảng 1 thìa cà phê và lượng muối này đã bao gồm cả muối đến từ nước chấm.

Hạn chế sử dụng muối và nước chấm chứa muối trong bữa ăn để bảo vệ sức khỏe

Trước tình trạng người Việt ăn quá mặn và bệnh không lây nhiễm đang gia tăng, Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế đã thực hiện một chương trình với thông điệp hãy bỏ bớt muối, ăn nhạt để sống khỏe.

Thói quen ăn mặn, bổ sung các loại có chứa nhiều natri như nước mắm, nước tương, xì dầu, hạt nêm, thậm chí bột ngọt cũng chứa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, bệnh tim mạch như suy tim, bệnh suy thận..

Nhu cầu muối và hạt nêm mỗi ngày chỉ cần 1 thìa cà phê là đủ. Nếu nêm nước mắm và hạt nêm thì bỏ bớt muối. Mọi người nên bỏ thói quen ăn nước chấm. Nếu chấm thì pha nước chấm loãng hơn bằng nước đun sôi để nguội hoặc chấm ít. Khi ăn trái cây nên từ bỏ thói quen chấm muối.

Để giảm lượng muối nạp vào cơ thể, bạn nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, giò chả, dăm bông, mì gói…vì những loại này chứa rất nhiều muối.

Nên tập thói quen đọc thông tin trên nhãn sản phẩm. Ví dụ: Với hàm lượng muối, nên đọc các thông số lượng natri (sodium) trên sản phẩm đóng gói ghi thành phần. Cụ thể: Gói thực phẩm chứa 500mg sodium hoặc natri trên 100 gram thực phẩm thì không nên mua.

Bỏ muối, ăn nhạt chính là cách để bạn bảo vệ sức khỏe của mình.

Sưu tầm

Previous article6 bí quyết ăn bánh trung thu tốt cho sức khỏe
Next articleHọc cách sống an yên sau 50 tuổi