Home Sống Khỏe Dinh Dưỡng Làm thế nào để giảm muối nhưng món ăn vẫn ngon lành

Làm thế nào để giảm muối nhưng món ăn vẫn ngon lành

Hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày để tốt cho sức khỏe mà điều ai cũng biết. Thế nhưng đối với nền ẩm thực thiên về sự đậm đà trong món ăn như ở Việt Nam thì việc này lại trở thành điều khó. Làm thế nào để giảm muối nhưng món ăn vẫn ngon lành? Để Mùa gió heo may mách bạn vài mẹo nhỏ sau đây.

1514
0

Người Việt cần giảm lượng muối tới mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là dưới 5 g muối/ngày (gần 1 muỗng cà phê muối). Tại Việt Nam, phần lớn lượng natri đưa vào không phải từ nguồn thực phẩm chế biến sẵn, chúng có trong các gia vị được nêm nếm trong quá trình chế biến món ăn.

Trên thực tế có nhiều cách khác nhau khiến món ăn thêm đậm đà mà không thực sự cần đến muối. Một trong số những cách đó là sử dụng hương hiệu, thực phẩm, gia vị có sẵn trong cuộc sống chứa ít natri (chất gắn liền với nguyên nhân gây nên hàng loạt bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư,…)

Sử dụng các loại thảo mộc

Bạn có thể giảm lượng muối, gia vị mặn chứa nhiều muối được nêm nếm vào trong món ăn bằng cách chế biến với các loại gia vị khác để làm tăng cảm giác ngon miệng. Thay vì muối, ta có thể sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để thêm hương vị. Chanh mang vị chua có thể dùng để làm giảm vị mặn của món ăn.

Sử dụng gia vị khác

 

Bạn có thể cân nhắc sử dụng các gia vị chứa muối khác để đảm bảo mùi vị không thay đổi mà vẫn giảm lượng natri thêm vào thực phẩm.

So với muối thì bột canh, hạt nêm, nước tương (xì dầu) và nước mắm chứa hàm lượng muối (natri) ít hơn (5 g muối tương đương với 8 g bột canh, 11 g hạt nêm, 25 g nước mắm và 35 g xì dầu). Bởi vậy, bạn có thể sử dụng thay thế muối bằng bằng một lượng tương đương các gia vị ít natri hơn như bột canh, hạt nêm, nước mắm, hoặc xì dầu, mì chính,… để có thể giảm tiêu thụ natri mà vẫn giữ nguyên vị ngon của thực phẩm.

Mẹo trong nấu nướng

Để gia giảm lượng muối dư thừa có trong món ăn, bạn nên nếm thức ăn trước khi cho thêm gia vị để đảm bảo chỉ dùng một lượng vừa đủ, không cho quá nhiều. Vị giác sẽ thích ứng khá nhanh theo thời gian, từ 1- 2 tuần, vì vậy hãy cố gắng giảm dần số lượng gia vị mặn trong chế biến.

Tùy món ăn ta nên cho muối trước hay sau khi nấu. Muối tăng vị mặn, tăng cường vị ngọt và ức chế vị đắng. Khi nấu các món thịt, muốn để cho thịt có vị ngọt tự nhiên, bạn nên cho muối vào trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương, nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối.

Hạn chế thực phẩm ngâm muối

Những thực phẩm truyền thống của người Việt Nam như dưa, cà, củ kiệu muối là các món ăn luôn xuất hiện trên bàn ăn, nhất là dịp Tết đến, xuân về. Chúng được ăn cùng với các thực phẩm giàu đạm, chất béo như giò, chả giúp cho khẩu vị được ngon miệng, tránh ngán.

Tuy nhiên, với hàm lượng muối cao trong các món ăn này, chúng ta cần phải lưu ý, giảm lượng muối khi chế biến, tránh ăn lượng lớn trong một bữa ăn. Trong 4 miếng chả mực cỡ trung bình chứa khoảng 1,18 g muối, trong 40 g giò lợn (1 chiếc dài) chứa trung bình 1,09g muối, trong 92 g giò lợn chứa 2,62 g muối.

Cái gì nhiều quá cũng không phải là tốt kể cả muối. Vậy nên hãy làm một người nội trợ thông minh để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình.

Sưu tầm

Previous articleHâm nóng tình yêu với 6 kỳ nghỉ lãng mạn
Next articleLoạt điểm đến sắc màu nhất định phải đến một lần trong đời