Home Nổi Bật Đừng nói đời bất công, bạn mới là người chưa hiểu luật!

Đừng nói đời bất công, bạn mới là người chưa hiểu luật!

1590
0

Quy tắc 1: Đời là một cuộc ganh đua

Bạn đang yên vị cả năm nay tại một công ty ăn nên làm ra? Có không ít người đang cố dìm chết công ty bạn. Đây là công việc bạn yêu thích? Bạn có chắc vài năm nữa sẽ không bị sếp thay thế bằng một chương trình máy tính? Cô nàng nóng bỏng kia là hình bóng đánh cắp trái tim bạn bấy lâu nay? Có hơn 1 người đang lên kế hoạch biến cô ta làm của riêng trước khi bạn kịp hành động.

Cho dù chẳng mấy ai muốn thừa nhận, nhưng tất cả chúng ta đều đang trong một cuộc tranh đua quyết liệt. Nghe hơi kỳ cục nhưng đa số thường có thói quen tự… lừa mị bản thân (rằng mình có khả năng) để tạm thời trốn tránh khỏi thực tại đầy nghiệt ngã.

Quy tắc 2: Người khác đánh giá bạn ở những gì bạn làm, không phải những gì bạn nghĩ

Có thể bạn chưa nhận ra, nhưng xã hội có thói quen đánh giá con người dựa trên những gì họ có thể làm cho người khác. Bạn vừa cứu một đứa trẻ khỏi đám cháy, sơ cứu người bị tai biến hay đơn giản chỉ là biết kể chuyện cười, bạn sẽ được người khác “định giá” ngay lúc đó.

Điều đáng nói là, bạn thường không tự đánh giá bản thân theo cách đó. Chúng ta chỉ đơn thuần tự tin cho rằng “tôi là người tốt”, hay “chắc chắn tôi sẽ làm được”. Những câu tự an ủi này sẽ là liều thuốc an thần hữu hiệu cho bạn trước khi chìm vào giấc ngủ. Trớ trêu thay, đó không phải cách thế giới đang nhìn vào bạn.

Quy tắc 3: Khái niệm công bằng của mỗi người luôn nhuốm màu lợi ích cá nhân

Con người vốn thích phát minh ra những chuẩn mực đạo đức. Đó chính là lý do chúng ta cần trọng tài trong trận đấu hay thẩm phán trong phòng xử án. Chúng ta luôn tìm kiếm cảm giác đúng – sai trong mọi tình huống, và hy vọng thế giới sẽ tuân theo. Cha mẹ dạy chúng ta điều đó từ khi lọt lòng. Thầy cô dạy chúng ta từ khi biết nhận mặt chữ. Cứ như vậy, những đứa trẻ đang lớn trong mỗi người đều nằm lòng câu thần chú: Cứ ngoan là sẽ có kẹo.

Nhưng thực tế lại thích tỏ ra tàn nhẫn. Bạn lao vào học như điên, nhưng lại thi trượt vỏ chuối. Bạn làm việc như con ong chăm chỉ, nhưng cuối cùng người khác lại được đề bạt. Bạn nhớ người ta đến phát điên, nhưng đáp lại chỉ là những tin nhắn hờ hững. Lúc này, đừng vội trách đời là bể khổ. Bởi chính bạn đ

Cũng không thể phủ nhận được cuộc sống này luôn có những hình mẫu quyền lực điển hình. Họ có thể là giáo viên của bạn, ông sếp khó tính hay đơn giản là nhị vị phụ huynh ở nhà. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật nghẹt thở và bất công với những điều luật đầy bó buộc từ họ. Nhưng việc gì cũng có 2 mặt, và dù là người trong cuộc, chưa chắc bạn đã nhìn nhận tường tận được mọi khía cạnh của vấn đề: Thầy giáo nghiêm khắc để bạn chú tâm học hành, sếp thường xuyên phê bình vì bạn thờ ơ công việc, bố mẹ hay rầy la để bạn sống quy củ hơn…

Vì mỗi người đều có những sự ưu tiên khác nhau, nên đừng vội ủ dột và phán xét người khác. Thay vào đó, cho dù có cảm thấy bất công, hành động của người khác không nên là thứ quyết định những điều thuộc về bạn. Đừng quá bận tâm, hãy để chúng tồn tại như những tác dụng phụ của cuộc sống.

Quy tắc 4: Tại sao cuộc sống không công bằng?

Đó là bởi ý muốn của chúng ta về sự công bằng quả thực không dễ đạt được. Nó thực ra chỉ là một tấm áo choàng lấp lánh gắn đầy những suy nghĩ mơ mộng, phủ lên trên phiến gỗ mộc thực tại xấu xí. Nếu ai cũng được đối xử “công bằng” như những gì họ muốn, thử tưởng tượng xem thế giới sẽ… loạn đến mức nào? Hầu hết chúng ta đều dành quá nhiều thời gian vẽ nên cuộc sống trong mộng, đến nỗi chẳng kịp thấy thế giới thực quanh mình đang chuyển biến ra sao. Vì vậy, ngừng than vãn và đối mặt với thực tế mới chính là chìa khóa mở tung sự hiểu biết về thế giới cũng như mọi tiềm năng ẩn sâu bên trong bạn.

 

Previous articleBí kíp ăn uống để phòng tránh bệnh ung thư
Next articleHôn nhân dưới góc nhìn Tử Vi