Home Nổi Bật Một đấu gạo tạo ân, một gánh gạo tạo oán

Một đấu gạo tạo ân, một gánh gạo tạo oán

Không phải là một điều quá mới nhưng đa số trong chúng ta vẫn vô tình mắc phải đó là “làm ơn mắc oán” hay như người ta vẫn thường nói là “một đấu gạo tạo ân, một gánh gạo tạo oán”.

2627
0

Như chính ý nghĩa câu nói trên “Đấu gạo nuôi ân, gánh gạo nuôi thù” thực ra là khi bạn giúp người một chuyện rất nhỏ lúc khó khăn, thì đối phương sẽ vô cùng cảm kích. Nhưng sau khi họ đã có thế sống dựa vào sức của mình mà bạn vẫn tiếp tục làm giúp đỡ rồi đột nhiên một ngày không còn giúp họ vì một nguyên nhân nào đó thì đối phương có thể sẽ quay ra hận bạn.

Câu chuyện dưới đây là một điển tích về “ Bát gạo dưỡng ân, đấu gạo dưỡng thù”.

Trước đây có hai gia đình là hàng xóm, trong đó một nhà tương đối khá giả, nhà còn lại thì nghèo khó.

Bình thường hai gia đình không có ân oán gì, quan hệ cũng rất tốt. Nhưng một ngày nọ, ông trời nổi giận giáng tai họa xuống, lúa ngoài đồng mất trắng. Gia đình nghèo khó ấy vì mất mùa, lại không có lương thực dự trữ nên đành nằm đó chờ chết. Lúc ấy, gia đình giàu kia mua rất nhiều lương thực, chợt nghĩ đến hoàn cảnh của nhà hàng xóm và đã tặng họ một thăng gạo lúc nguy nan.

Gia đình nghèo đó vô cùng cảm kích, nghĩ rằng gia đình giàu có ấy thực sự là ân nhân cứu mạng. Đợi qua thời khắc khó khăn ấy họ sẽ bày tỏ lòng biết ơn với ân nhân.

Khi hai gia đình đang nói chuyện, chợt nhắc đến chuyện chưa có hạt giống của vụ gieo trồng tiếp theo, thế là gia đình giàu có kia liền hào phóng tặng một đấu gạo cho nhà nghèo kia khiến cả nhà họ cảm kích vô cùng.

Sau khi về nhà huynh đệ nhà nghèo lại nói rằng đấu gạo này thì làm được gì chứ? Ngoài để ăn ra, cơ bản không đủ làm giống cho vụ sau, tên nhà giàu này thật quá đáng, giàu có như vậy lẽ ra nên tặng cho chúng ta chút lương thực và ít tiền, cho được bấy nhiêu thật là đáng ghét mà.

Chuyện này truyền đến tai người giàu kia khiến họ rất tức giận, thầm nghĩ ta tặng cho ngươi bao nhiêu lương thực như vậy, ngươi không những chẳng cảm ơn mà còn hận thù ta, đúng là không phải người mà.

Vậy là quan hệ tốt vốn tốt đẹp của hai gia đình từ đó trở thành thù hận.

Thăng gạo ân, đấu gạo thù ý muốn nói khi việc cho nhận trở thành thói quen thì nó sẽ trở thành một trách nhiệm không thể chối đẩy. Vì vậy mà mới có câu: “Dục vọng như nước biển, uống càng nhiều lại càng khát.” Con người bản chất ban đầu luôn là lòng tham không đáy, đã giàu lại muốn giàu nữa, có ít lại muốn có nhiều. Dục vọng thực ra giống như chỗ ngứa trong tâm hồn của con người, đau có thể nhịn nhưng ngứa thì càng gãi lại càng ngứa.

Thế nên làm việc thiện cũng tùy người, đúng chỗ và phải biết điểm dừng. Làm việc thiện không phải chuyện xấu, việc thiện chỉ trở nên “tệ” khi việc thiện đó khiến người được giúp đỡ tham lam, biến chất.

Đương nhiên không phải không thể làm việc thiện, thiện ác có báo, giúp người đồng thời cũng mang lại vận may cho mình. Nhưng nếu việc cho nhận đã là một thói quen, thì sẽ trở thành trách nhiệm không thể chối bỏ, lúc đó hãy suy nghĩ thật kỹ rồi hãy làm.

Tư tưởng, quan niệm của một người quyết định con đường họ sẽ đi. Trong lòng luôn chắt chứa lòng biết ơn, thì hạnh phúc sẽ từng chút từng chút tìm đến bạn.

Sưu tầm

Previous article5 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Ninh Bình
Next articleĐừng mang đá đặt trong tâm, lời của cổ nhân giúp ta dứt đi phiền muộn