Người bình thường bại bởi chữ lười, người có tài bại bởi chữ kiêu
Trên đời này có hai loại người ắt phải đối diện thất bại, loại thứ nhất là lười biếng, loại thứ hai là kiêu ngạo. Loại người đầu tiên thì gặp bất kể việc gì cũng “để ngày mai” rồi tính, kết quả sau cùng chẳng thể làm lên việc gì. Loại người sau thì thường không để ai trong mắt, cho mình là người thông minh tài giỏi hơn người khác nên thường chiêu mời sự oán ghét của người khác. Kết quả sau cùng cũng lại thất bại nặng nề.
Sống không cần phải lấy lòng người khác
Để lấy lòng tất cả mọi người đó là điều không thể và cũng không cần thiết phải thế. Lấy lòng tất cả mọi người cũng đồng nghĩa với việc đắc tội với tất cả mọi người, làm người mà cố ý đi lấy lòng người khác không những không mang lại kết quả tốt đẹp mà ngược lại chỉ khiến người khác chán ghét.
Thân cận người khác phải là tình cảm tự nhiên, chứ không thể dụng tâm cố ý, thời gian mà để lấy lòng người khác thì chi bằng làm tốt việc mình nên làm. Lấy lòng người khác thì chính là dựa vào người khác, vậy chi bằng dựa vào thực lực bản thân, nỗ lực thực hiện mục tiêu chính mình.
Tâm thái tốt do chính mình tạo ra
Chúng ta thường không thể nào thay đổi được cách nhìn của người khác về mình, điều có thể thay đổi chính là thay đổi chính mình mà thôi. Cuộc sống xấu không bởi sự hành ác của người khác mà do tâm cảnh bản thân không còn thiện lương ước chế. Chìa khóa để giúp cuộc sống trở lên tốt đẹp cũng không nằm trong tay người khác mà nằm ở chỗ chúng ta buông bỏ sự oán hận, than thở của chính mình.
Muốn có một cuộc sống tốt thì không thể dựa vào người khác mà thay đổi mà phải dựa vào bản thân không ngừng đổi thay, ngày ngày thêm phần hướng thiện tạo phúc đó mới là con đường ngắn nhất giúp mình thay đổi cuộc sống.
Dụng tâm làm tốt những việc nên làm
Đời người tuy dài mà lại ngắn, thay vì dùng thời gian để lãng phí vào chuyện không đâu thì nên dành thời gian làm những việc có ý nghĩa tốt hơn.
Có vị tăng nhân đã từng nói: “Trên đường có người mắng ta, ngay cả quay đầu nhìn lại ta cũng chẳng màng, nguyên do là ta không muốn biết người nhàm chán đó là ai”.
Chúng ta làm người thì không nên làm tổn thương người khác và cũng không muốn người khác bình phẩm về mình. Làm người trước tiên hãy học cách lĩnh ngộ cuộc sống cho riêng mình rồi hãy nghĩ đến việc khác. Đặc biệt là những người trẻ lại càng cần phải cố gắng học tập, trải nghiệm nhiều hơn nữa. Có câu: trẻ không cố gắng, già hối hận.
Đừng tự làm khó cho chính mình
Học cách thưởng thức được chính mình đó chính là chìa khóa mở cánh của hạnh phúc trong tâm hồn chúng ta, thưởng thức chính mình không phải là chúng ta đơn phương tự hưởng, thưởng thức chính mình không phải là “duy ngã độc tôn”. Và thưởng thức chính mình cũng không phải là tự say chính mình mà là: tự cho mình có được niềm tin, có được sự vui vẻ, cho chính mình một vẻ mặt vui tươi. Dẫu sao, cuộc sống lo âu buồn tẻ sẽ chẳng khi nào bằng được sự vui vẻ lạc quan.Tự tìm niềm vui cho mình cũng là một cảnh giới không phải ai cũng có được.
Đừng nên truy đuổi vinh quang thế tục
Làm người mà chỉ sớm chiều truy đuổi những thứ được người khác tán đồng thì cuối cùng điều nhận được chính là mất đi niềm vui, sự hạnh phúc của chính mình. Bình phẩm của thế tục khiến ta mất đi cá tính, chỉ điểm của thế tục khiến ta mất đi nhận thức đúng sai. Sống vì tiền bạc thì tiền bạc sẽ khiến cho ta sáu thân không nhận, sống vì quyền thế thì quyền thế sẽ khiến cho ta lớn gan làm bậy, sống vì danh vọng thì danh vọng sẽ khiến cho ta vì danh mà bại.
Mỗi người đều có cách sống riêng của mình
Tự thân vui buồn, tự thân biết, tự mình vui vẻ tự mình hay, đôi khi trong mắt ta nó là địa ngục, mắt người khác lại là chốn thiên đường. Và cũng đôi khi trong mắt mình là thiên đường mộng ước, mắt người khác lại địa ngục trần ai.
Cuộc sống chính là như vậy, thế nên đừng để tuổi xuân của chính mình phụ thuộc vào người khác, đừng để cuộc đời lên xuống bởi định kiến người đời.
Biết trân trọng chính mình mới có được một cuộc sống chân chính
Làm người hiểu được chính mình còn khó hơn hiểu được người khác gấp vạn lần, cũng như trân trọng chính mình khó hơn muôn phần so với việc trân trọng người khác. Có được một sức khỏe thích đáng và một tâm lý tự tôn đủ đầy, kiên cường đối diện với sóng gió cuộc đời. Không vì những mê hoặc bề ngoài của xã hội mà mất đi bản thân, không vì khó khăn nhất thời mà phủ định chính mình ấy mới là điều trân quý.
Thời thời khắc khắc tâm bình, khí hoà mà nhìn lại bản thân, nếu như ngay cả chính mình còn không thể chấp nhận thì nói gì đến người khác. Vậy nên, làm người sống sao mà có thể khiến bản thân trân trọng được chính mình trước đã.
Trong họa có phúc, trong phúc có họa
Cuộc đời có được có mất, vạn vật trên đời cũng luôn tương sinh tương khắc, hoạ là căn nguyên của hạnh phúc, và phúc cũng chính là mầm mống tạo lên tai hoạ. Vậy nên khi vui vầy trong hạnh phúc cũng chớ quên đi tu sửa chính mình, cũng như khi trong tai ương hoạ nạn cũng đừng chán chường buông bỏ, bởi sau điều tai hoạ ắt là điều hạnh phúc.
Điều quan trọng là sống sao cho một đời thực tế
Sống cuộc sống của mình sao cho mỗi ngày đều là ngày hạnh phúc nhất, mỗi ngày đều cảm nhận được hạnh phúc, an lạc đong đầy mới đúng là thực tế.
Nếu như mỗi ngày lo lắng cho tương lai, u sầu về quá khứ, vậy chúng ta sẽ chẳng có được một ngày hôm nay vui vẻ, an lạc. Cũng như sống mà suốt ngày cứ mải bận tâm suy nghĩ những điều xa với thực tế, không thể thực thi thì sao tâm thân có thể thanh bình?
Điều mình không muốn, chớ làm cho người khác
Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân“, nghĩa là: Điều gì bản thân mình không muốn thì chớ làm cho người khác. Người quân tử chính là như vậy, không ép buộc, cưỡng chế người khác, chỉ một lòng lấy thiện đãi người. Một đoàn thể có thể hài hòa ổn định hay không, then chốt chính là việc mỗi cá thể trong đoàn thể đó có thể tôn trọng, bao dung, lấy tấm lòng từ bi để đối đãi với nhau hay không. Nếu hãy còn tính toán, trách móc lẫn nhau thì khẳng định người ta sẽ không thể sống thanh thản dù chỉ một khắc.
Vậy nên làm người thì cần phải biết luôn suy xét hành vi và lời nói của chính mình xem có hòa ái hay không? Có như vậy mới có thể nhận được sự chấp nhận của người khác, trở thành một người lương thiện chân chính và cũng không nên xem mình là trung tâm của mọi vấn đề.
Sưu tầm